Nhà là nơi mang lại cho trẻ em hạnh phúc và năng lượng. Nếu nhà cửa luôn bừa bộn, bẩn thỉu thì tâm hồn trẻ sẽ cằn cỗi và không được nuôi dưỡng.
Từng có một câu hỏi trên diễn đàn mạng Zhihu (Trung Quốc): "Bạn cảm thấy thế nào khi sống trong một ngôi nhà bừa bộn trong hơn mười năm?".
Số lượt xem lên tới 23,85 triệu và nhiều cư dân mạng đã đăng hình ảnh ngôi nhà của họ. Một số nhà chứa đầy hộp các tông và rác đến nỗi không có chỗ để bước vào nhà. Có nhà, quần áo chất thành núi, dưới quần áo giấu đủ loại thức ăn ôi thiu, bốc mùi hôi thối. Một số bàn chất đầy xoong nồi, gia vị hết hạn sử dụng, bụi bặm bám xung quanh...
Những cư dân mạng này cho biết, việc sống trong một môi trường bẩn thỉu và bừa bộn như vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ:
"Từ khi còn nhỏ, tôi đã cảm thấy mất tập trung và không thể chú tâm làm việc"; "Gia đình bẩn thỉu và lộn xộn đã gây cho tôi rất nhiều rắc rối, thậm chí còn thay đổi quỹ đạo của cuộc đời tôi"; "Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn cãi vã với cha mẹ. Gia đình quá chán nản, tôi chọn cách đi xa để học đại học".
Nhà giáo dục người Thụy Điển Ellen Kay đã lưu ý: "Môi trường đóng vai trò rất quan trọng đối với sự trưởng thành của một con người. Môi trường tốt là cơ sở để trẻ hình thành tư duy đúng đắn và nhân cách tốt".
Sau nhiều năm nghiên cứu, ĐH Harvard đã phát hiện ra một hiện tượng: Những người thành công với cảm giác hạnh phúc mạnh mẽ thường sống trong một môi trường gia đình rất sạch sẽ và ngăn nắp, trong khi những người kém may mắn thường sống ở những nơi bừa bộn và bẩn thỉu.
Môi trường gia đình ẩn chứa trạng thái sống của mỗi thành viên, đồng thời cũng ẩn chứa nghị lực và hạnh phúc của một đứa trẻ.
Trong bộ phim Trại Trẻ Mồ Côi của Phần Lan có một cảnh về bốn cặp cha mẹ như sau:
Cặp thứ nhất: Bố ngồi đọc sách, mẹ dọn dẹp phòng gọn gàng, thỉnh thoảng nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương.
Cặp đôi thứ hai: Hai vợ chồng cùng nhau dùng bữa tối, tràn ngập tiếng cười nói, gian bếp sạch sẽ ngăn nắp.
Cặp đôi thứ ba: Hai người đang hẹn hò dưới gốc cây hoa anh đào, trông rất lãng mạn và đằm thắm, không khí hài hòa.
Cặp 4: Mẹ uống rượu, bố la mắng, nhà cửa bừa bộn.
Khi những đứa trẻ nhìn thấy ba cặp bố mẹ đầu tiên, nụ cười của chúng tràn đầy niềm vui và đôi mắt chúng lấp lánh. Nhưng khi cặp thứ tư xuất hiện trên sân khấu, ánh mắt của chúng lập tức tối sầm lại, thậm chí bày tỏ sự sợ hãi và lo lắng.
Dù phim chỉ dài vài phút nhưng nhiều người đã lặng đi sau khi xem.
Một bầu không khí gia đình tốt không chỉ có thể khiến mọi người cảm thấy vui vẻ và sống một cuộc sống hạnh phúc mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng ổn định cho trẻ em lớn lên. Bầu không khí hỗn loạn trong gia đình giống như liều thuốc độc, bào mòn sức sống của những đứa trẻ từng chút một.
Một cư dân mạng kể lại rằng mình có một người bạn học cấp 2, còn trẻ nhưng luôn thoáng nét buồn.
Một lần, cậu đến nhà cậu bạn học này chơi, vừa vào cửa cậu đã giật thót mình. Trong phòng khách, các loại hộp giấy, quần áo bẩn chất đống khắp nơi, bát đĩa, đũa trong bồn trông như đã tích tụ vài ngày, thậm chí còn có cả ruồi nhỏ bay tứ tung.
Mẹ của bạn học nhiệt tình mời anh ta ngồi xuống, nhưng trên thực tế không có chỗ ngồi trên ghế sofa... Vào lúc đó, anh cuối cùng cũng hiểu được gốc rễ của sự bất hạnh của cậu bạn cùng lớp. Sống trong một gia đình như vậy, làm sao một đứa trẻ có thể hạnh phúc từ tận đáy lòng?
Sống trong một môi trường gia đình lộn xộn trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và sự thoải mái của trẻ mà còn làm rối loạn nhịp sống và sự hấp thụ chất dinh dưỡng của sự sống của trẻ.
Một giáo viên nổi tiếng về dạy cách dọn dẹp và sắp xếp, đã nói về một trải nghiệm của mình: Bà mẹ hai con nọ đang trải qua những ngày khó khăn. Con trai cả của cô quá hưng phấn và cáu kỉnh, luôn mất bình tĩnh; con trai thứ ít nói và thường trầm cảm. Bản thân cô ấy cũng rất suy sụp, khi nặng sẽ tức ngực khó thở, đã xuất hiện triệu chứng trầm cảm.
Sau khi xem xét toàn bộ căn phòng, giáo viên này đã tìm ra mấu chốt của vấn đề: Nhà của họ thực sự rất bừa bộn, trong bếp và phòng khách, đâu đâu cũng có túi đựng đồ, đồ chơi trẻ em, quần áo và đồ dùng vứt đi. Đôi khi có rất nhiều vật phẩm chất đống đến nỗi mặt trời không thể chiếu vào.
Một căn phòng là một trường năng lượng. Năng lượng tiêu cực phát ra từ một căn phòng bừa bộn lâu ngày sẽ vô tình truyền đến các thành viên trong gia đình, gây ra các vấn đề như cáu kỉnh, lo lắng, bất lực, tự ti và mệt mỏi. Ngược lại, khi ngôi nhà sạch sẽ và ngăn nắp, bạn sẽ cảm thấy rằng bạn là người tràn đầy tâm trạng thoải mái và năng lượng tích cực.
Môi trường bên ngoài là sự phỏng chiếu nội tâm của một người. Một căn phòng lộn xộn sẽ phá hủy trật tự bên trong và khuôn mẫu cuộc sống của trẻ. Trong việc nuôi dạy con cái, những thiếu thốn về vật chất cũng có thể được bù đắp về mặt tinh thần, nhưng một khi đứa trẻ nghèo nàn về tâm hồn thì rất khó chữa.
Đa số những đứa trẻ có phòng lộn xộn, không gọn gàng thường có tính cách lười biếng hơn, khả năng tự chăm sóc cũng tương đối kém, thành tích học tập thường không thể xuất sắc. Đại học Harvard từng làm một nghiên cứu và đi đến kết luận cụ thể về ích lợi của việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ với trẻ nhỏ.
Theo nghiên cứu này, hầu hết những đứa trẻ thích làm việc nhà từ nhỏ đều có triển vọng hơn khi lớn lên. Tạo ra một môi trường sạch sẽ và ngăn nắp không chỉ khiến mọi người vui vẻ mà còn nuôi dưỡng cho trẻ ý thức về sự trật tự, tư duy hợp lý và logic, khả năng tập trung, khả năng lập kế hoạch, quản lý thời gian và khả năng thẩm mỹ.
Có câu: "Căn phòng của một người tiết lộ tình trạng cuộc sống của anh ta, và tình trạng căn phòng của một ngôi nhà che giấu tương lai của đứa trẻ". Môi trường gia đình ngăn nắp cũng giống như trường năng lượng tích cực tự nhiên, có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi thành viên.
Nếu bạn muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ năng động và vui vẻ, trước tiên bạn phải tạo ra một môi trường gia đình ấm áp, sạch sẽ và thoải mái. Một ngôi nhà sạch sẽ không chỉ mang lại may mắn cho cả gia đình mà còn giúp gia đình thêm gắn kết.