"Gửi lời mời là đặc quyền của nước Chủ tịch BRICS nhưng vẫn nằm trong sự phối hợp với các thành viên khác. Quan điểm của Nga đã được đưa ra nhiều lần, chúng tôi thấy rằng việc tham gia của đại diện các quốc gia theo đuổi đường lối thuộc địa kiểu mới là không phù hợp" - Bà Zakharova nói.
Đại diện Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, BRICS được thành lập để tăng cường vai trò của các nước đang phát triển trong thế giới đa cực: "Chúng tôi cho rằng sự tham gia của Tổng thống Pháp sẽ không góp phần thực hiện các nhiệm vụ này".
Kết quả, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, với tư cách là chủ tịch BRICS, đã gửi lời mời tới lãnh đạo 70 quốc gia, nhưng cả Tổng thống Pháp Macron lẫn các nhà lãnh đạo Mỹ và Anh đều không nằm trong danh sách khách mời.
Theo mạng tin tức BNN, lần này Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra phản hồi khác về khả năng Pháp gia nhập BRICS.
Ông Putin nói, nếu Pháp muốn gia nhập BRICS, nước này phải nộp đơn đăng ký chính thức. Sau khi nhận được đơn đăng ký của Pháp, các thành viên BRICS hiện tại sẽ xem xét và đưa ra quyết định về việc Paris có thể gia nhập nhóm hay không.
Phát biểu tại Diễn đàn Văn hóa quốc tế Saint Petersburg, ông Putin nhấn mạnh rằng BRICS không phải là một khối quân sự, mà là một tổ chức tạo điều kiện cho các nước "tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau".
BNN nhận định, câu trả lời này của ông Putin đã đặt ra câu hỏi về tương lai của BRICS và sự mở rộng của nhóm này có tác động như thế nào đến nền kinh tế, cũng như chính trị toàn cầu.
Sự tham gia của Pháp - quốc gia có nền kinh tế phát triển, đồng thời là thành viên của EU và NATO - có thể làm thay đổi đáng kể động lực phát triển bên trong BRICS, cũng như cách nhìn nhận của bên ngoài về nhóm này.
Ông Putin nói rằng các thành viên BRICS sẽ cân nhắc nếu Pháp nộp đơn xin gia nhập.
Hiện tại, BRICS là một khối hùng mạnh, trong đó các thành viên của họ đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng đối với các vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên, sự tham gia tiềm năng của Pháp có thể thay đổi động lực của nhóm ở mức độ lớn hơn nữa.
Với tư cách là thành viên EU, việc bổ sung Pháp vào BRICS có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ngay trong nội bộ nhóm, cũng như cán cân quyền lực của BRICS với các nhóm khác trên thế giới trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế hiện nay.
Nhìn chung, BNN cho rằng, khả năng Pháp trở thành thành viên BRICS có thể tác động sâu rộng tới nền kinh tế và địa-chính trị toàn cầu.
Một mặt, việc này củng cố BRICS và tăng cường ảnh hưởng của nhóm trên thị trường thế giới. Mặt khác, nó cũng có thể khả năng gây ra sự thay đổi trong nền chính trị toàn cầu.
Ngoài Pháp, ấn phẩm của bne IntelliNews (Đức) trước đó cho biết, có tới 40 quốc gia đang bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS vào năm 2024.
Danh sách các ứng viên mới dành cho vị trí thành viên của BRICS sẽ được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh của nhóm diễn ra ở Kazan (thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan, Nga) năm 2024.
BRICS gồm 5 thành viên then chốt là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Tháng 8/2023, nhóm tuyên bố kết nạp thêm 6 thành viên mới gồm Saudi Arabia, UAE, Iran, Argentina, Ethiopia, Ai Cập. Lễ kết nạp chính thức sẽ diễn ra vào ngày 1/1/2014.
Tuy nhiên, một cố vấn của Tổng thống mới đắc cử Argentina Javier Milei mới đây tuyên bố nước này không còn kế hoạch trở thành thành viên của BRICS như dự kiến.
https://soha.vn/mot-nuoc-nato-dung-truoc-kha-nang-vao-brics-tt-putin-tra-loi-cau-hoi-gay-bao-cua-hau-due-tuong-do-gon-20231121221034049.htm