Mặt khác, có thể đưa ra phương pháp kỷ luật tích cực để học sinh cùng góp ý, trao đổi thảo luận đồng ý, thống nhất thực hiện. Hình thức kỷ luật với lỗi lầm của học sinh cần cho các em biết trước, trao đổi… từ đó sẽ chủ động được hành vi cá nhân.
Nội quy trường, lớp có thể dán ở mỗi lớp học để từng học sinh chủ động tìm hiểu. Việc thực hiện nội quy tổ chức cho học sinh tự theo dõi đánh giá và thực hiện các quy định một cách tự giác, ý thức. Thầy cô chỉ nên là người giám sát thực hiện, tổng hợp kết quả để khuyến khích, động viên hoặc trao đổi thông tin, phương pháp giáo dục với gia đình.
Linh hoạt mà hiệu quả
Thực tế cho thấy, hình thức xử phạt trong đó áp dụng kỷ luật tích cực khi học sinh vi phạm, mắc lỗi… sẽ giúp các em nhận ra lỗi của mình để tiến bộ mà không cần tới những biện pháp xử phạt truyền thống. Hơn thế, vị thế người thầy trong suy nghĩ, cách nhìn của học trò không phải phải là những gì cứng rắn, giáo điều, thiếu sự thấu hiểu cảm thông.
Giáo viên chỉ áp dụng phiếu khen, lời khen, động viên… vẫn có thể mang lại hiệu quả giáo dục ngay cả với học sinh cá biệt, vô kỉ luật trường lớp. Ngoài ra thầy cô cũng có thể áp dụng phương pháp tích cực khác như gửi tin nhắn cho phụ huynh khi học sinh chuyển biến, tiến bộ; Tổ chức trò chơi công nhận và phát huy điểm tốt của học sinh;
Giáo viên cùng đặt mình vào vài trò của người học để xem xét, làm rõ và tìm cách giải quyết vấn đề; Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động của trường, lớp, tổ…
“Có được phương pháp kỷ luật đa dạng, “mềm dẻo” nhưng tích cực cũng làm cho đội ngũ giáo viên thêm phong phú về vốn tri thức, uyển chuyển về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết hơn về tâm sinh lý học trò…
Giáo dục con người đòi hỏi sự kỳ công. Và giáo dục học sinh, đặc biệt học sinh hay phạm lỗi, chưa ngoan… ngoài sự nghiêm khắc cần cả sự kiên nhẫn bao dung. Giáo dục tích cực hướng tới giảm thiểu những hành vi tiêu cực, phát triển nhân cách học trò một cách toàn diện”, cô Bằng chia sẻ quan điểm.