Nên soạn thảo luật ở đâu?

06/06/2023, 09:54
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong phiên thảo luận ngày 23-5 vừa qua về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và 2024, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự băn khoăn về chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật.

Đội ngũ chuyên gia này chủ yếu làm việc trong các cơ quan quản lý, điều hành trực thuộc Chính phủ.

Thứ ba, để quản lý và điều hành công việc của đất nước, công cụ quan trọng nhất là pháp luật. Chính phủ và các cơ quan quản lý cần phải có được công cụ này, nên rất có động lực thúc đẩy hoạt động lập pháp.

Ngược lại, Quốc hội là thiết chế đại diện cho nhân dân nên có động lực lớn hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của nhân dân, đặc biệt là các quyền tự do. Quốc hội vì vậy có động lực to lớn trong việc kiểm soát việc ban hành pháp luật.

Đây cũng là lý do tại sao quyền lập pháp được coi là quyền thẩm định và thông qua các dự án luật, chứ không phải là quyền làm luật.

Chuyển chức năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cho Quốc hội vì vậy tiềm ẩn rủi ro làm suy giảm động lực của quy trình lập pháp và phá vỡ cơ chế bảo đảm sự cân bằng giữa tự do và điều chỉnh.

Thực ra, với tư cách đại diện cho cử tri, các đại biểu Quốc hội không phải không có động lực thúc đẩy hoạt động lập pháp.

Nhưng đây quả thực là động lực lập pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cử tri, chứ không phải để tăng cường quản lý. Xây dựng năng lực soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng nhu cầu này của các vị đại biểu Quốc hội là cần thiết.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy các sáng kiến lập pháp do các vị đại biểu đưa ra là không nhiều. Ngoài ra, sáng kiến lập pháp của các đại biểu vượt qua được thủ tục xác lập ưu tiên trong quá trình lập pháp cũng không phải là dễ.

Với những lập luận như trên, chức năng soạn thảo văn bản nên đặt ở đâu, thiết nghĩ có lẽ cũng đã khá rõ.

Cuối cùng, khi một đạo luật mới được ban hành, các quyền năng mới bao giờ cũng phát sinh. Ít nhất đó là các quyền liên quan đến việc áp đặt sự tuân thủ (bao gồm cả quyền kiểm tra, thanh tra, truy tố, xét xử và áp đặt chế tài).

Vấn đề là cần phải bảo đảm tính hợp lý của các quyền năng này và phải kiểm soát cho được sự lạm quyền ở đây. Với quyền lập pháp của mình, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội hoàn toàn có thể thẩm định và kiểm soát chặt chẽ tính hợp lý của các quyền năng nói trên.

Hoạt động thẩm định càng có chất lượng thì cơ hội cài cắm quyền lực một cách bất hợp lý càng khó xảy ra.

Theo tuoitre.vn
https://tuoitre.vn/nen-soan-thao-luat-o-dau-20230606092745224.htm
Copy Link
https://tuoitre.vn/nen-soan-thao-luat-o-dau-20230606092745224.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nên soạn thảo luật ở đâu?