Các mối quan hệ thị trường bình thường chắc chắn bị hủy hoại bởi các biện pháp trừng phạt, nhưng thị trường lại tìm ra những cách khác. Hoạt động kinh doanh cũng đang chuyển sang Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác.
Liên quan đến ngưỡng giá dầu, khó có thể gọi những biện pháp này là hiệu quả đối với Nga.
Người Mỹ đang cố gắng theo dõi chặt chẽ hơn chuyển động của tàu chở dầu, và thậm chí chặn một số trong số chúng, nhưng điều này khó có thể có nhiều tác dụng.
Nga đã nhận ra rằng, họ cần phải dựa vào nguồn lực của chính mình, và đang xây dựng một đội tàu chở dầu có chủ quyền. Rõ ràng, các quan chức đang tính đến kinh nghiệm của Iran và một số quốc gia khác.
"Vì vậy, tôi không nghĩ rằng, giới hạn giá dầu sẽ có tác động cơ bản. Tất nhiên, nó sẽ làm tăng những chi phí mà lẽ ra sẽ không có nếu quan hệ thị trường bình thường và không bị chính trị hóa, nhưng nó không gây sụp đổ".
Sẽ có những biện pháp mới – không chỉ vì những biện pháp hiện tại không hiệu quả mà còn vì đây hiện là một đoàn tàu đang chạy không thể dừng lại.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga sẽ được mở rộng vì cả lý do chính trị trong nước, và nói chung hơn là một biện pháp chính sách đối ngoại để tượng trưng cho nỗ lực tập thể nhằm kiềm chế Nga đang diễn ra. Điều quan trọng nhất trong số này sẽ là việc mở rộng danh sách những người bị phong tỏa và danh sách kiểm soát xuất khẩu.
Tác động của các biện pháp như vậy đối với nền kinh tế Nga đã trở thành thông lệ: thị trường đã quen với các biện pháp trừng phạt và nhận thức về các hành động trừng phạt thậm chí còn bị suy giảm.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng sẽ tiếp tục gây tổn hại cho các cá nhân và một số công ty nhất định, nhưng đất nước này đã thích nghi với một thuật toán mới.
Người ta hiểu rằng, các biện pháp trừng phạt vẫn còn hiệu lực và không ai ảo tưởng rằng, chúng sẽ được dỡ bỏ hoặc nới lỏng. Vì vậy, chúng ta đang sống và làm việc trong thực tế mới này.