Trải nghiệm văn hóa - du lịch là “học phần” bắt buộc của ngành Quản trị tài nguyên di sản
Định hướng ưu tiên của VNU-SIS khi đào tạo là sinh viên phải “thực chiến”, phải có kiến thức và kỹ năng thực tế đáp ứng nhu cầu xã hội. Khó có ở đâu sinh viên học về di sản lại được tiếp cận trực quan ngay từ năm nhất tới các điểm du lịch, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên hay cơ quan nhà nước như Nhà Quốc hội, Làng gốm Bát Tràng, Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học… Một số hình ảnh đi thực tế của sinh viên:
Ngành học mới, nhiều cơ hội trúng tuyển
Tuyển sinh từ năm 2021, với mức điểm chuẩn khoảng 22-24.78 điểm thi THPT cho các khối A01, C00, D01, D03, D04, D78, ngành Quản trị tài nguyên di sản của Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn là một lựa chọn an toàn cho học sinh và cả các bậc phụ huynh luôn mang trong mình nỗi lo: học khối này nên thi ngành gì, học trường nào.
Cơ hội việc làm rộng mở
Ngành mới cũng đồng nghĩa với thị trường lao động còn đang mở rộng cửa đón chờ bạn. Đây là lợi ích lớn nhất mà người học đạt được khi lựa chọn Quản trị tài nguyên di sản. Các bạn có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp theo các định hướng khác nhau, có khả năng làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến di sản, du lịch, ngoại giao, thương hiệu... ở cả khối nhà nước, khối tư nhân và các tổ chức phi chính phủ.
Quý phụ huynh và các bạn thí sinh có thể tìm hiểu thêm thông tin về trường tại website, fanpage. Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa các khoa học liên ngành. Địa chỉ: Nhà G7, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Tel: 0981290448 Email: tuyensinhliennganh@vnu.edu.vn |