Nghề mây tre đan "thoát" vòng luẩn quẩn

Thu Trà | 21/06/2022, 20:20
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Khó khăn tứ bề khiến làng nghề mây tre đan Phú Vinh, Hà Nội có lúc tưởng chìm vào quá vãng. Nhưng với lòng kiên trì, chịu khó học hỏi, người dân nới đây đã tự sửa mình, đưa làng nghề thoát vòng luẩn quẩn.

Nghề 400 năm

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội có truyền thống hơn 400 năm. Năm 2002, Nhà nước công nhận Phú Vinh là làng nghề truyền thống.

Nghề mây tre đan của Phú Vinh nổi tiếng với những sản phẩm như đồ vật trang trí, đĩa, khay, lọ hoa, chao đèn, rèm cửa, bàn, ghế, tranh chân dung, …

Bằng sự khéo tay của mình, người dân “xứ Mây” cho ra đời những mẫu mã bắt mắt, có tính thẩm mỹ cao (Ảnh: Thu Trà)

Trải qua hàng trăm năm phát triển, cùng với gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, sơn mài Duyên Thái, rèn Đa Sỹ, đúc đồng Ngũ Xã, làng nghề mây tre đan Phú Vinh đã và đang ngày càng hấp dẫn. Bởi trong mỗi sản phẩm là sự kết tinh giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ.

Anh Nguyễn Văn Nhơn, người làm nghề mây tre đan tại Phú Vinh  cho biết, trải qua quá trình dài phát triển, nơi đây được coi là “xứ mây”. Trước đây, sản phẩm từ mây tre đan chủ yếu là đồ dùng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như thúng, mủng, dần, sàng, túi, hộp... Đến nay, người dân đã sáng tạo được hàng trăm mẫu hàng xuất khẩu có tính thẩm mỹ cao: Đĩa mây, lẵng mây, làn mây, chậu mây, bát mây. Sản phẩm mỹ nghệ như: Đồ trang trí, chao đèn, rèm cửa, tranh chân dung, phong cảnh...

Chỉ từ những sợi mây, thanh tre trắng phau, người thợ với đôi bàn tay khéo léo có thể tạo ra những mặt hàng hấp dẫn, tinh xảo nhưng vẫn mộc mạc đậm chất làng quê.

Tiếp nối những giá trị văn hóa

Mây, tre, giang đan không đơn thuần là một nghề kiếm sống mà còn chứa đựng đam mê. Các sản phẩm mây, tre đan đang ngày càng phổ biến nhờ chất liệu thân thiện với môi trường. 

Những sản phẩm mây, tre đan không chỉ được bán và mua trực tiếp mà nó còn phủ sóng ở rất nhiều trang thương mại điện tử. Sản phẩm đến tay người dùng được đóng gói đẹp đẽ, mộc mạc đậm chất làng quê. 

Những sản phẩm gia dụng, decor được làm một cách công phu ( Ảnh: Thu Trà)

Người dân phơi phóng những sản phẩm đã hoàn thiện (ảnh: Thu Trà)

Cô Nguyễn Thị Mai, người làm nghề mây, tre đan cũng chia sẻ: “Sản phẩm không cố định một loại nào mà phụ thuộc vào thị hiếu xã hội. Yêu cầu thiết kế của người dùng thế nào thì người thợ sẽ lựa theo đó để phục vụ. Người khéo tay thì thiết kế, đan sản phẩm, người trẻ, hiểu biết công nghệ thì lo tiếp thị, quảng bá và bán hàng trên mạng, góp phần đưa đời sống người dân ngày càng tốt hơn”.

Bài liên quan
Đại biểu Quốc hội nhìn thẳng, nói thật về giáo dục - đào tạo
Hoan nghênh những kết quả nổi bật của ngành Giáo dục, các đại biểu Quốc hội cũng thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghề mây tre đan "thoát" vòng luẩn quẩn