Công việc này đòi hỏi người không sợ độ cao và có sức khỏe.
Điều kiện để làm việc này là không sợ độ cao, có thể lực và sức khỏe. Nhân viên thay bóng đèn phải dùng chính sức lực của mình để leo lên đỉnh, không có một máy móc nào hỗ trợ. Quá trình leo từ chân lên đỉnh tháp tín hiệu cao 600m mất 3 tiếng, tổng thời gian cả lên và xuống hết 6 tiếng. Điều đáng sợ là tốc độ gió trên đỉnh tháp rất lớn, gần 100km/h.
Trang web ZipRecruiter cho hay, mức lương trung bình của nhân viên thay thế đèn trên tháp tín hiệu rất khác nhau, tùy theo kinh nghiệm làm việc, đòi hỏi của công việc. Mức chênh lệch giữa các nhân sự có thể hơn 30.000 USD/năm (705 triệu đồng).
Ví dụ, nhóm nhân viên làm công việc này tại New York được trả 80.000 USD/năm (1,8 tỷ đồng). Còn mức lương mà Tiktoker Feinick đưa ra là 130.000 USD/năm chỉ ít người được nhận. Đây có thể là lương dành cho những người lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm và xuất sắc.
Nhiều cư dân mạng sau khi xem đoạn clip của Tiktoker Feinick bày tỏ sự ngưỡng mộ với những người làm công việc này và suy nghĩ cân nhắc nộp hồ sơ.
"Cứ tưởng tượng, leo lên đến đỉnh rồi mà quên bóng đèn ở dưới, lại phải leo xuống lấy thật vất vả", một cư dân mạng bình luận.
Có người háo hức nộp đơn ngay vì mức lương cao: "Mức lương 130.000 USD ư? Tôi phải nộp đơn ngay".
Theo tìm hiểu trên mạng, những người làm công việc leo lên tháp cao để bảo trì, kiểm tra chất lượng thuộc diện công việc nguy hiểm. Ngoài kỹ năng của một vận động viên leo núi, người làm công việc này còn phải thạo về công nghệ thông tin, nối cáp và các vấn đề kỹ thuật khác. Người làm công việc này mới vào nghề có lương 17 USD/giờ (400.000 đồng/giờ), còn nếu có kinh nghiệm cao hơn một chút sẽ nhận mức lương khoảng 19 USD/giờ (450.000 đồng/giờ). Mức lương được nhận sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng có được.