Nghiên cứu sinh Việt "đi thật xa để trở về"

Ngọc Trang | 17/01/2022, 20:11
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Bên cạnh việc thỏa mãn đam mê chinh phục tri thức, nhiều nghiên cứu sinh Việt tại New Zealand mong muốn được cống hiến cho quê hương thông qua các đề án khoa học của mình.

Tinh thần cống hiến hun đúc trong đề tài nghiên cứu

Diệp Thanh Tùng đam mê lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ thực phẩm. Anh đang là nhhiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Khoa học thực phẩm tại Đại học Công nghệ Auckland - AUT. Thanh Tùng đã chọn cà chua thân gỗ Tamarillo cho đề tài Tiến sĩ của mình.

Tùng nhận ra Tamarillo rất thích hợp khi trồng tại Việt Nam. Anh mong muốn tạo ra nông sản mới có giá trị dinh dưỡng cao, thu nhập tốt, góp phần phát triển nền nông nghiệp Việt Nam.

hinh-1.jpg

Diệp Thanh Tùng, hiện là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Đại học Công nghệ Auckland (AUT)

Với Lê Ngọc Tuấn (Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị du lịch, Đại học Victoria of Wellington), việc lựa chọn hướng nghiên cứu gặp không ít khó khăn. Cuối cùng, Tuấn đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu về kênh phân phối của doanh nghiệp du lịch khách sạn tại Việt Nam.

Anh chia sẻ: “Thời gian đầu tôi phải vật lộn với việc tìm ra ý tưởng nghiên cứu, phát triển ý tưởng và hoàn thành đề xuất nghiên cứu. Tại thời điểm đó, nhiều bạn bè trong trường đã phải tạm biệt giấc mơ để trở về nước vì không thể tìm ra được ý tưởng nghiên cứu”.

Võ Thị Hồng Diễm (nghiên cứu sinh Tiến sĩ của Khoa Kinh tế và tài chính, Đại học Canterbury) theo đuổi con đường nghiên cứu mang tinh thần nhân văn, đó là nâng cao quyền phụ nữ tại Việt Nam và các nước đang phát triển. Theo đó, cô đã thành công nhận được học bổng toàn phần khoa Kinh tế và tài chính, Đại học Canterbury, New Zealand.

Đơn phương nhưng không độc mã

Trên hành trình tìm tòi và phát triển đề tài, chỉ có nghiên cứu sinh mới là người hiểu rõ nhất. Họ phải độc lập và chịu trách nhiệm cho dự án của chính mình. Để tìm ra giải pháp, các nghiên cứu sinh phải “đơn phương” đối diện với rất nhiều thử thách trong suốt chặng đường nghiên cứu.

Trong khi Ngọc Tuấn loay hoay tìm hướng đi cho đề tài nghiên cứu của mình, thì Hồng Diễm lại gặp khó khăn trong việc bổ sung kiến thức và kỹ năng cho dự án. “Khi bắt đầu sang học, mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra phương pháp phù hợp cho việc phân tích số liệu, kỹ năng sử dụng các phần mềm thống kê, kỹ năng viết bài báo học thuật. Các kỹ năng này mình phải tự học với sự giúp đỡ của giáo sư hướng dẫn” - Hồng Diễm chia sẻ.

hinh-2.jpg
Nghiên cứu sinh Hồng Diễm

Tuy nhiên, nền giáo dục New Zealand đã giúp hành trình của các nghiên cứu sinh không đơn độc. Họ luôn có sự đồng hành trách nhiệm của các giáo sư hướng dẫn.

Thanh Tùng chia sẻ: “Nhiều giáo sư và giảng viên kinh nghiệm luôn động viên, hỗ trợ tích cực cho sinh viên. Đây có lẽ là một phần trong tính cách của người New Zealand: thân thiện và tận tâm. Hơn thế nữa, để giúp sinh viên “toàn tâm toàn ý”, New Zealand đã có những chính sách hỗ trợ học bổng, học phí. Tại đây, học phí cho Tiến sĩ được tính bằng với sinh viên nội địa, khoảng NZ$9000, trong khi ở Úc là khoảng $32,000, giúp giảm áp lực tài chính rất nhiều."

Khi nỗ lực đơm hoa kết trái

Với những cố gắng đó, 3 nghiên cứu sinh đã bắt đầu gặt hái thành công trên hành trình học hỏi để cống hiến của mình. Hồng Diễm đã hoàn thành luận văn Tiến sĩ chỉ trong vòng 3 năm (2018-2021) và sẽ bảo vệ luận án vào tháng 2/2022. Thông qua kết quả nghiên cứu, chị mong muốn trong tương lai sẽ kết hợp với nghiên cứu sinh cùng chuyên ngành để thực hiện các dự án hỗ trợ cộng đồng tại Việt Nam, đặc biệt là quyền phụ nữ vùng cao trong mối quan hệ bình đẳng giới và phát triển kinh tế.

Thanh Tùng đã có bảy bài báo nghiên cứu khoa học. Năm trong số đó viết về các thành phần dinh dưỡng của cà chua Tamarillo và một bài báo vừa được xuất bản về sản xuất sữa chua từ tamarillo.

“Đây chỉ là những thành quả ban đầu. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm những đặc tính khác của Tamarillo, cũng như ứng dụng loại quả này vào lĩnh vực thực phẩm.” - Tùng tự tin khẳng định.

hinh-3.jpg
Ngọc Tuấn - Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngọc Tuấn được sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, một phần kết quả luận án của anh đã được công bố dưới dạng bài báo trên Tạp chí “International Journal of Hospitality Management”. Sau khi về nước, anh đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau những nỗ lực phấn đấu của bản thân trong thời gian dài.

WEBINAR “ASK NEW ANYTHING: THE PHD JOURNEY là buổi chia sẻ, giải đáp thắc mắc về hành trình du học Tiến sĩ New Zealand do Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) tổ chức. Tại đây bạn sẽ được tìm hiểu về hành trình du học, cũng như kinh nghiệm để ứng tuyển học bổng Tiến sĩ ở các trường đại học hàng đầu New Zealand. 

Thời gian: 10:00-11:00 sáng thứ Bảy, ngày 22/01/2022. Hình thức: Zoom Webinar. Khách mời: Tiến sĩ, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ người Việt từ New Zealand. 

Đăng ký tham gia tại: https://bit.ly/Webinar-NZ-PhDe...

Bài liên quan
Gặp gỡ tiến sĩ "nhà người ta" - đã giỏi lại xinh
(GDTĐ) - Chị Bùi Thị Phương Thảo (1994), tiến sĩ ngành Quản lý xây dựng của ĐH Massey (New Zealand) đã chứng minh Tiến sĩ có thể vừa nghiên cứu mà vẫn trải nghiệm trọn vẹn cuộc sống đầy sắc màu ở New Zealand.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu sinh Việt "đi thật xa để trở về"