Ngôi làng canh giữ bảo vật của vua Hàm Nghi

Diệu Linh | 30/01/2023, 17:58
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hơn một thế kỷ qua, người dân xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) thay nhau canh giữ bảo vật của vua Hàm Nghi ban tặng.

Sau đó theo lời báo mộng, vua cùng quân thần rút lui vào vùng rừng núi ở Quảng Bình và thoát nạn. Hơn 100 năm qua, trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng người dân làng Phú Gia vẫn truyền tay nhau giữ gìn các báu vật linh thiêng mà vua Hàm Nghi ban.

Kỳ bí ngôi làng hơn một thế kỷ canh giữ bảo vật của vua Hàm Nghi
Báu vật được cố đạo chủ cất giữ cất thận. Nơi cất giữ không được bất cứ người nào biết

Câu chuyện về ngôi đền Trầm Lâm "cứu" vua Hàm Nghi trong thời chống Pháp và những vật vua ban cho ngôi đền, được người dân nơi đây thay nhau giữ gìn, xem đó là vật thiêng liêng, đem lại may mắn cho dân làng. Hiện, xã Phú Gia được xem là "bảo tàng lịch sử" khi đang còn lưu giữ rất nhiều bảo vật nhà vua ban tặng.

Ông Trần Văn Tuân - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Gia - cho biết, người dân bảo tồn vật báu bằng cách thay nhau canh giữ, người được canh giữ báu vật gọi là cố đạo chủ. Hàng năm, vào mồng 7 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Phú Gia sẽ tổ chức rước sắc phong đến nhà Cố đạo chủ mới.

Kỳ bí ngôi làng hơn một thế kỷ canh giữ bảo vật của vua Hàm Nghi
Người được chọn làm cố đạo chủ cất giữ báu vật phải đầy đủ các yếu tố do dân làng bầu chọn

Việc tuyển cố đạo chủ mới cũng rất khắt khe, yêu cầu phải là người liêm khiết, cẩn trọng, chất phác, gia đình văn hóa, phải sống thọ cả ông và bà… Ngoài ra, người canh giữ báu vật không chỉ là được dân làng bầu chọn mà cần phải được sự "đồng ý" của các vị thần linh.

Trải qua hơn một thế kỷ, đã có hơn 50 vị cao niên trong làng được thần linh "ủy thác" trao chức cố đạo chủ. Hiện, người được tín nhiệm làm cố đạo chủ là cụ Trần Văn Nhung. Đây cũng là lần thứ 13 cụ vinh dự được nhận nhiệm vụ thiêng liêng, tự hào này.

"Các bảo vật rất linh thiêng, dù từng trải qua nhiều biến cố thất lạc, nhưng cuối cùng vẫn trở về với dân làng Phú Gia. Được phong làm cố đạo chủ là một vinh dự lớn. Từ việc gìn giữ các bảo vật, tôi luôn răn dạy con cháu phải luôn biết sống có tâm, trung thực", cụ Nhung nói.

Hàng năm cứ đến mùng 7 tháng Giêng Âm lịch, người dân và các cụ cao niên trong xã Phú Gia sẽ tập trung tổ chức kiểm tra báu vật nhà vua ban tặng. Theo lệ làng thì sau 2 năm canh giữ báu vật sẽ tuyển cố đạo chủ mới để thay thế. Các hiện vật nhà vua tặng sẽ được tổ chức rước đến nhà cố đạo chủ mới, người này phải bảo quản, canh giữ không được làm thất lạc.

Theo congthuong.vn
https://congthuong.vn/ky-bi-ngoi-lang-hon-mot-the-ky-canh-giu-bao-vat-cua-vua-ham-nghi-240564.html
Copy Link
https://congthuong.vn/ky-bi-ngoi-lang-hon-mot-the-ky-canh-giu-bao-vat-cua-vua-ham-nghi-240564.html
Bài liên quan
Bảo vật quốc gia mộc bản “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”
Mộc bản “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” vừa được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia (đợt 10 - năm 2021).

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngôi làng canh giữ bảo vật của vua Hàm Nghi