Người bị bệnh tim nên và không nên ăn thực phẩm gì?

15/03/2024, 19:57
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Có nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch được xác định, nhưng phần lớn tập trung vào chế độ ăn và lối sống.

Theo BS. Ngô Tuấn Anh, Khoa Phẫu thuật Tim mạch - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tại Việt Nam, bên cạnh bệnh thấp tim và các bệnh van tim do thấp còn chiếm khá cao, các bệnh lý mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh động mạch ngọai vi và phình động mạch chủ ngực, bụng đang trở thành nhóm bệnh chính gây tử vong.

Có nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch được xác định, nhưng phần lớn tập trung vào chế độ ăn và lối sống.

Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm hút thuốc lá, thừa cân và béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường và lối sống ít vận động. Các yếu tố nguy cơ có khuynh hướng xuất hiện cùng nhau và tác động cộng hưởng.

Nếu uống rượu quá nhiều và kéo dài liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ.
Nếu uống rượu quá nhiều và kéo dài liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ.

Những người có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng xuất hiện các biến cố tim mạch sẽ cao hơn nhiều. Những yếu tố nguy cơ này có thể thay đổi và kiểm soát được, như ngừng hút thuốc lá, kiểm soát huyết áp, điều chỉnh rối mỡ máu, kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động… điều chỉnh chế độ ăn vẫn luôn là nền tảng trong việc phòng và điều trị bệnh.

Theo các nghiên cứu cho thấy việc thay đổi số lượng cũng như thành phần các chất dinh dưỡng (chất đa lượng, chất vi lượng) có trong khẩu phần ăn đều có ảnh hưởng đến tăng hay giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bao gồm các yếu tố sau:

Những thực phẩm nên ăn

Đạm thực vật

Đạm thực vật có những ảnh hưởng có lợi cho sức khỏe so với đạm động vật, đặc biệt liên quan với tình trạng cholesterol máu. Những nước dùng đạm đậu nành cao có tỉ lệ tử vong do tim mạch thấp hơn so với những nước ăn nhiều đạm động vật. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa lượng đạm đậu nành ăn vào với giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh mạn tính. Các chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ khuyến cáo: để giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch nên ăn ít nhất 25g đạm đậu nành / ngày.

Chất xơ

Chất xơ có trong thực phẩm hiện diện ở thành tế bào và những thành phần của thực vật không được tiêu hóa. Một số thành phần xơ có khả năng giữ nước cao và được gọi là xơ tan. Xơ tan có trong các lọai thực phẩm như một số trái cây, nước trái cây (mận, quả mọng), bông cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang, hành. Xơ tan có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, chất xơ còn gây cảm giác no giúp tránh ăn quá nhiều năng lượng gây tăng cân. Do đó khuyến cáo chung khuyên nên ăn 20-35g chất xơ trong ngày.

Các vi chất dinh dưỡng

Các vi chất dinh dưỡng như các vitamin và khoáng chất rất cần cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi thiếu vitamin B12, B6, a-xít folic làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu. Nhưng trong chế độ dinh dưỡng hiện nay, hầu hết còn chưa cung cấp đủ các vi chất, vì thế cần được bổ sung các thực phẩm giàu vitamin (từ rau và trái cây).

Ngoài ra các chất chống oxi hóa cũng ảnh hưởng đến quá trình xơ vữa động mạch. Chế độ ăn có nhiều chất chống oxi hóa (Vitamin E, vitamin A, vitamin C, selen) có thể giảm tới 20- 40% nguy cơ bệnh mạch vành.

Bên cạnh đó các muối khoáng vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng, nhất là trong tim mạch. Natri (từ muối ăn) và các chất điện giải khác đều ảnh hưởng đến huyết áp.

Ngược lại, K, Mg, Ca liên quan nghịch với huyết áp. Chế độ ăn đủ các vi chất này giúp làm giảm huyết áp. Để tăng cường các chất điện giải này bằng cách tăng cường ăn lượng rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và các sản phẩm làm từ sữa ít béo.

Những thực phẩm không nên ăn

Rượu

Những nghiên cứu cho thấy nếu tiêu thụ lượng rượu trong mức cho phép liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu uống rượu quá nhiều và kéo dài liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ. Lượng khuyến nghị nên dưới 30g alcohol.

Giảm tiêu thụ muối

Tiêu thụ quá nhiều muối (natri) có thể dẫn đến giữ nước ở những người khỏe mạnh nhất. Ở những người bị suy tim, lượng natri dư thừa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim hiện có.

Thực phẩm chế biến sẵn

Các loại ngũ cốc chế biến sẵn, như bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống trắng và nhiều loại ngũ cốc ăn sáng có đường thường chứa ít chất xơ và chứa nhiều natri, chất béo chuyển hóa. Thay vì ngũ cốc chế biến, hãy sử dụng ngũ cốc nguyên hạt. Giống như trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất dinh dưỡng và là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời.

Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chứa nhiều chất béo và calo có thể góp phần gây béo phì và các biến chứng đối với tim mạch. Chất béo bão hòa từ động vật, đặc biệt khi kết hợp với carbohydrate có thể tác động xấu đến sức khỏe của tim.

Bài liên quan
Hành động đơn giản giúp giảm nguy cơ khiến bệnh tim tái phát
Bệnh về tim mạch thường gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe, những hành động vô cùng đơn giản nhưng lại có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người bị bệnh tim nên và không nên ăn thực phẩm gì?