Ngứa da cũng là một triệu chứng phổ biến của chứng tăng urê huyết, thường xảy ra ở cẳng tay và lưng trên, trầm trọng hơn khi bệnh tiến triển. Tần suất các cơn bệnh cao hơn vào ban đêm, trường hợp nặng có thể xảy ra thường xuyên suốt cả ngày, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Bệnh tuyến giáp
Tổn thương tuyến giáp có thể gây ra sự thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp, ví dụ người bệnh cường giáp sẽ tiết ra một lượng lớn hormone tuyến giáp dẫn đến giải phóng histamine, gây ngứa và phù nề, đặc biệt là vào mùa hè. Da của họ dễ bị khô, gây ngứa, đặc biệt là vào mùa thu đông, khi cảm giác ngứa ngáy rõ rệt ở phía trước bắp chân.
- Ung thư gan
Dữ liệu lâm sàng cho thấy 40 -60% bệnh nhân mắc bệnh gan sẽ bị ngứa da. Nguyên nhân là do bệnh gan ảnh hưởng đến sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống giải độc… Khi độc tố trong cơ thể phản xạ lên da, triệu chứng ngứa sẽ xuất hiện như một lời cảnh báo.
2. Ngứa quanh hậu môn
Nhiều người cho rằng ngứa quanh hậu môn có thể là do vấn đề vệ sinh, bệnh trĩ, bệnh chàm quanh hậu môn… Tuy nhiên, nếu vùng ngứa kèm theo tiết dịch, khó chịu, chảy máu, đau... thì đó có thể là triệu chứng của ung thư trực tràng.
3. Ngứa mũi
Ngoại trừ dị ứng hoặc kích ứng dị vật khác, ngứa mũi đột ngột không rõ nguyên nhân kéo dài, kèm theo ù tai, thị lực kém, giảm trí nhớ, buồn nôn... cũng có thể là triệu chứng của khối u não.
4. Ngứa ở ngực hoặc nách
Thường xuyên ngứa ở ngực hoặc nách mà không bị đỏ hoặc sưng có thể là dấu hiệu của ung thư vú hoặc ung thư hạch. Các khối u có thể chèn ép các dây thần kinh và mạch máu xung quanh, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu và dòng bạch huyết ở ngực, đồng thời kích thích các đầu dây thần kinh ở da, gây tắc nghẽn cục bộ, phù nề, ngứa và các bất thường khác.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, The Healthy