"Người già thì xương khớp đau yếu, mệt mỏi. Trẻ con lại dễ trơn ngã và hay ho ốm. Chúng tôi phải chịu thôi chứ nhà trên phố cổ này, đâu cũng chật chội”, bà Hải nói.
Bà Lê Thị Thìn, ngõ 35 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ: “Trời nồm thế này, càng bật quạt càng ướt. Nhà chỉ có cách dùng khăn lau sạch liên tục thôi. Nếu để sàn nhà ướt ẩm là đau chân, đau khớp”.
Ở tầng 4 tập thể 15 Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, nhà của bà Vũ Thị Thân tuy đỡ bị ướt nhà như những tầng ở dưới, song do căn nhà quá cũ, nứt nẻ cũng khiến mùi ẩm mốc nhiều. Quần áo cũng phải phơi ngày này qua ngày khác.
“Trời nồm thế này đau chân lắm. Xương khớp đau nhừ, lại leo cầu thang nữa nên mỏi lắm. Tôi ở đây từ năm 1959 đến giờ. Trong 4m2, tất cả đồ dùng, đồ đạc để hết trong này. Nhà xuống cấp hết rồi, thêm thời tiết bất tiện nữa cũng vất vả. Nhà khác có điều kiện hơn thì dùng điều hòa, máy hút ẩm còn đỡ chút. Nhà tôi nhỏ nên chỉ có cách dùng giẻ lau khô thôi”, bà Thân cho hay.
Cả một bức tường mốc meo ẩm ướt.
Theo dự báo, thời tiết nồm ẩm ở miền Bắc sẽ còn kéo dài đến tháng 4. Vì thế để phòng, tránh hiện tượng nồm, ẩm ướt trong nhà, các gia đình nên luôn đóng kín cửa nhà, bật điều hòa để chế độ hong khô không khí, sử dụng các vật liệu hút ẩm như báo cũ, than củi hoặc các máy hút ẩm chống nồm, lau nhà bằng khăn, giẻ khô..../.