Người thân của cán bộ cũng phải giữ mình

Văn Duẩn - Minh Chiến | 09/02/2023, 09:43
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Có không ít trường hợp người thân của cán bộ lãnh đạo lợi dụng ảnh hưởng, vị trí, chức quyền của cán bộ đó để trục lợi

PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, cho biết việc lấy phiếu tín nhiệm đã được triển khai nhiều năm qua, Quy định 96 vừa ban hành sẽ giúp công tác này thực chất hơn, đánh giá cán bộ toàn diện hơn và từ kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ có các bước xử lý cụ thể, rõ ràng thay vì chỉ "tham khảo trong đánh giá cán bộ" như trước đây.

Theo ông Phúc, việc bổ sung, hoàn thiện quy định cùng với quá trình thực hiện công khai, minh bạch sẽ đánh giá được cán bộ một cách thực chất, từ đó có những quyết định quan trọng trong việc quy hoạch, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Yêu cầu sự gương mẫu của gia đình

Đáng chú ý, kế thừa Quy định 262, Quy định 96 tiếp tục đưa sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước vào các tiêu chí để lấy phiếu tín nhiệm.

Theo PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, dù tiêu chí sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con đã được nêu tại Quy định 262 từ năm 2014, nhưng trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, tiêu chí này chưa được đánh giá thực chất. Các bước lấy phiếu tín nhiệm vừa qua đang tập trung vào bản thân cán bộ được lấy phiếu mà chưa chú trọng đến yếu tố gia đình, người thân - là vấn đề được người dân, dư luận rất quan tâm.

Trên thực tế, có không ít trường hợp vợ hoặc chồng, con của cán bộ giữ vị trí lãnh đạo lợi dụng ảnh hưởng, vị trí, chức quyền của cán bộ đó để trục lợi.

"Khi để xảy ra trường hợp đó, người chịu trách nhiệm chính vẫn là cán bộ. Chúng ta thường có câu "một người làm quan, cả họ được nhờ", nên bản thân người cán bộ phải có ý thức trách nhiệm để trong gia đình mình không xảy ra việc lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi" - ông Phúc nhấn mạnh.

Theo ông Vũ Trọng Kim, đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, khi người thân trong gia đình lợi dụng ảnh hưởng của cán bộ có chức quyền để trục lợi thì bản thân người cán bộ đó không thể thoái thác trách nhiệm.

Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, bình luận: "Trong văn bản hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định số 102 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành cũng nêu rõ đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới nếu thiếu trách nhiệm trong nhắc nhở, giáo dục dẫn đến có vợ (chồng), con hoặc cấp dưới trực tiếp phạm tội.

Người bỏ phiếu tín nhiệm phải công tâm

PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng Quy định 96 của Bộ Chính trị nêu rõ trách nhiệm của người ghi phiếu (tức người tham gia bỏ phiếu tín nhiệm - PV). Theo đó, người tham gia bỏ phiếu tín nhiệm phải thể hiện trách nhiệm rất cao của mình trước Đảng, trước dân khi đặt bút ghi vào lá phiếu. Người bỏ phiếu phải có bản lĩnh, công tâm, khách quan để không rơi vào cảm tính, thân quen thì bỏ phiếu tín nhiệm cao, không thân quen bỏ phiếu tín nhiệm thấp.

Theo Người lao động
https://nld.com.vn/thoi-su/nguoi-than-cua-can-bo-cung-phai-giu-minh-20230208221649021.htm
Copy Link
https://nld.com.vn/thoi-su/nguoi-than-cua-can-bo-cung-phai-giu-minh-20230208221649021.htm
Bài liên quan
13 cán bộ bị bắt vì nhận tiền ‘làm nhanh’ sổ đỏ trong giai đoạn sốt đất
TPO - Công an Hà Tĩnh vừa bắt giữ 13 cán bộ thuộc ngành thuế, văn phòng đăng ký đất đai, địa chính xã vì nhận tiền của người môi giới bất động sản để làm nhanh sổ đỏ.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người thân của cán bộ cũng phải giữ mình