Nguyên tắc quan trọng số 1 khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Ngọc Ái, | 19/01/2024, 18:37
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nguyên tắc cần phải nhớ khi bỏ thức ăn, cơm thừa vào tủ lạnh nhằm đảm bảo thực phẩm giữ được sự tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng, tránh được tình trạng hư hỏng, gây ngộ độc và bệnh tật khi ăn.

Theo Carla Contreras, có nhiều lý do quan trọng mà chúng ta cần lưu ý nhiều hơn, đặc biệt là làm nguội hoàn toàn cơm trước khi bảo quản trong tủ lạnh so với các thực phẩm khác.

Đó là do gạo thường là thủ phạm gây ra các vụ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm vì dễ tiềm ẩn vi khuẩn có hại. Sau khi nấu chín thành cơm một số loại vi khuẩn vẫn không bị tiêu diệt hoàn toàn. Kết cấu, tính chất giữ nhiệt và giữ ẩm của cơm thừa cũng làm tăng nguy cơ sinh sôi vi khuẩn, dễ bị biến chất và gây hại - ngay cả sau khi hâm nóng lại.

Bà dẫn chứng từ một báo cáo (đăng tải trên The Spruce Eats, Anh) cho thấy gạo chưa nấu chín có chứa bào tử của loại vi khuẩn thông thường Bacillus cereus, có thể tồn tại trong quá trình nấu nướng. Nên nếu cơm chín để ở nhiệt độ phòng hoặc cao hơn, cụ thể là từ 4 - 60 độ C, bào tử có thể biến thành vi khuẩn. Những vi khuẩn này sau khi sinh sôi sẽ sinh ra độc tố, gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, cơm nóng sẽ làm tăng nhiệt độ chung của tủ lạnh, khiến các thực phẩm khác và chính nó dễ hư hỏng hơn, cũng gây hại cho con người.

Carla Contreras nói: “Ăn gạo hoặc cơm bị nhiễm Bacillus cereus có thể gây nôn mửa và tiêu chảy trong vòng 30 phút đến 15 giờ và các triệu chứng có thể kéo dài trong 24 giờ. Điều quan trọng là ngộ độc thực phẩm do cơm thừa có thể xảy ra ngay cả khi cơm không hề có dấu hiệu ôi thiu”.

Quên làm điều này trước khi bỏ thức ăn thừa vào tủ lạnh dễ gây ngộ độc, nhất là với cơm - Ảnh 2.

Nhớ làm nguội hoàn toàn các món ăn, nhất là cơm trước khi bảo quản trong tủ lạnh để tránh ngộ độc (Ảnh minh họa)

Bà nhắc nhở rằng, do vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ phòng nên hãy làm nguội hoàn toàn các món này trước khi cho vào tủ lạnh. Cơm đã nấu phải được làm nguội hoàn toàn trong vòng vài giờ (lý tưởng nhất là một giờ). Ngoài ra, vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng, nhưng hãy cẩn thận về vệ sinh khi làm nguội cơm và không nên để nó ở ngoài quá lâu.

“Cách dễ nhất để làm nguội cơm là cho vào hộp thủy tinh, mở nắp và để nguội. Để đẩy nhanh quá trình này và ngăn vi khuẩn sinh sôi nhanh bạn nên dùng tới hơi gió từ quạt, nhưng đừng bật quá lớn. Hoặc trải cơm ra khay nướng có viền để tăng diện tích bề mặt cơm tiếp xúc với không khí”.

Đặc biệt, cơm thừa dù đã bảo quản trong tủ lạnh đúng cách, làm nguội trước khi bảo quản thì cũng chỉ có thể ăn trong vòng 24 giờ sau đó. Chúng cũng chỉ có thể được hâm nóng lại để sử dụng một lần duy nhất. Hâm nóng cơm thừa nhiều lần không chỉ làm mất chất dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc".

Carla Contreras khuyên nên làm cơm thừa nguội hẳn rồi chia thành từng phần nhỏ bảo quản trong ngăn đông thay vì ngăn mát, lấy ra hâm nóng bằng lò vi sóng từng phần khi ăn, nếu thừa hãy bỏ đi. Còn cơm để bên ngoài quá 6 tiếng thì tốt nhất nên vứt bỏ, đừng cố tiết kiệm mà “rước bệnh vào thân”.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, The Spruce Eats, QQ

Theo Phụ nữ Việt Nam
https://phunuvietnam.vn/quen-lam-dieu-nay-truoc-khi-bo-thuc-an-thua-vao-tu-lanh-de-gay-ngo-doc-nhat-la-voi-com-20240117223559374.htm
Copy Link
https://phunuvietnam.vn/quen-lam-dieu-nay-truoc-khi-bo-thuc-an-thua-vao-tu-lanh-de-gay-ngo-doc-nhat-la-voi-com-20240117223559374.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguyên tắc quan trọng số 1 khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh