Với đặc thù là học sinh người DTTS, điều kiện đi học thêm cũng bị hạn chế, do đó các phần nào đó cũng khá áp lực trong ôn thi cuối cấp, do đó Trường PTDTBT TH & THCS Liên Hội hàng năm, đã đều chia ra ba giai đoạn để hướng dẫn học sinh học, ôn tập.
Giai đoạn 1: Ôn tập lồng ghép theo kế hoạch chương trình giáo dục môn học (hết 30/4);
Giai đoạn 2: Ôn độc lập các tiết còn lại theo KHGD (tháng 5).
Giai đoạn 3: Ôn theo nhu cầu, nguyện vọng và khả năng học tập của học sinh (tháng 5, 6).
“Trong ba giai đoạn chúng tôi đều chú trọng vào xây dựng phân phối chương trình chi tiết, điều chỉnh bổ sung (nếu có) để giảm áp lực cho học sinh”, thầy Hưng nói và chia sẻ thêm, nhà trường cũng tuyên truyền cho phụ huynh hiểu, đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện cho học sinh cuối cấp trong quá trình học tập ở nhà. Lúc này, phụ huynh có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ giảm áp lực thi cử cho học sinh, đồng thời sự đồng hành của phụ huynh sẽ tạo cho học sinh vững tin, nỗ lực để đạt được mục tiêu mà bản thân đề ra.
Bà Hoàng Thị Thu Nhiên – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ cộng đồng Thu Nhiên Better Minds. |
Đồng quan điểm với thầy Hưng, bà Hoàng Thị Thu Nhiên – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ cộng đồng Thu Nhiên Better Minds: “Ôn thi cuối cấp rất áp lực, do vậy rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của bố mẹ. Phụ huynh là người hơn ai hết hiểu về năng lực của con đến và đưa ra những định hướng cụ thể cho con cái. Nếu nhìn thấy năng lực của con nhiều hơn những gì con nghĩ thì điều đó có nghĩa mình cần khơi dậy năng lực sẵn có của con để phát huy hết khả năng đó".
Bà Nhiên cũng cho biết thêm, phụ huynh hãy lắng nghe, hỏi han con có đang gặp khó khăn gì trong quá trình ôn tập. Cha mẹ hãy cùng con tháo tháo gỡ từng phần và qua đó hướng cho con nhận biết mục tiêu của cá nhân con muốn và cần làm những gì, con cần sắp xếp ra sao chứ không phải bố mẹ muốn để các bạn tự nhận thức, đang lo điều gì…và những gì đang tạo ra áp lực cho chúng".