Nhận diện da nhạy cảm thế nào?

Hà Minh | 06/11/2023, 06:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Những người có tình trạng da nhạy cảm gặp nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc da, thường có cảm giác châm chích, nóng rát, mẩn đỏ, căng ngứa…

da-nhay-cam-3.jpeg
Cần nhận diện da nhạy cảm như thế nào để có phương điều trị.

Da nhạy cảm là gì?

Da nhạy cảm là tình trạng da bị tổn thương và kích thích, có cảm giác châm chích, nóng rát, mẩn đỏ, căng ngứa… sau khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường, sự thay đổi thời tiết hay mỹ phẩm.

Do có nhiều yếu tố có thể gây tình trạng nhạy cảm ở da nên đôi khi không xác định được yếu tố cụ thể nào. Ngoài một số trường hợp mãn tính, tình trạng da nhạy cảm xuất hiện không thể nào đoán trước được, vào bất kì thời gian nào trong đời của con người và ở bất kì nơi nào trên cơ thể. Tuy nhiên, da nhạy cảm không phải là bệnh.

Không có phương pháp nào thực sự chữa trị làn da nhạy cảm nhưng có thể kiểm soát và hạn chế các biểu hiện của da nhạy cảm.

Về bản chất, làn da khoẻ mạnh có sự mềm mại và độ đàn hồi cao. Đó là do hàng rào chức năng tự nhiên của da, bảo vệ da khỏi các yếu tố bên ngoài và hạn chế sự mất nước hay bong tróc da chết, bảo vệ da chống lại các nhân tố như ô nhiễm, vi khuẩn và các chất gây dị ứng.

Vùng da nhạy cảm thường xuất hiện ở các khu vực da đầu, da mặt, da ngực, da tay… hoặc bất cứ vùng da nào trên cơ thể.

Tuỳ vào cơ địa từng người cũng như nguyên nhân gây kích ứng mà biểu hiện dạy cảm ở da cũng sẽ khác nhau. Trong đó, điển hình có thể kể đến các triệu chứng như cảm thấy ngứa, châm chích trên da; Da nổi các nốt mẩn đỏ, bị sưng và phát ban; Da khô hơn, có tình trạng sần sùi, không được mịn màng và có thể bị nứt nẻ, phồng rộp, chảy máu; Da bị nóng rát…

da-nhay-cam-2.jpeg
Da nhạy cảm hay biểu hiện ngứa, châm chích  khi tiếp xúc với môi trường hoặc mỹ phẩm.

Nếu các triệu chứng không được giải quyết, chúng có thể khiến làn da bị nứt nẻ. Các vùng da rộng như tay, chân, vùng ngực và vai, khuỷ tay, bắp tay và đầu gối thường dễ bị tổn thương và nhạy cảm nhất do việc tắm nước nóng, đổ mồ hôi, phơi nắng…

Một số vùng cơ thể như lòng bàn tay .. có hàng rào chức năng suy yếu, trở nên nhạy cảm, bong da, phồng rộp, khô da.

Vùng da đầu thường có xu hướng bị nhạy cảm hơn bao gồm triệu chứng căng ngứa, mẩn đỏ.

Những nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm

Nguyên nhân chủ quan khiến da trở nên nhạy cảm là do yếu tố hóc môn và cơ địa da.

Hệ thống tự nhiên giúp bảo vệ và giữ da khoẻ mạnh gồm lớp màng hydrolipid bao gồm nước, các axit béo và lipids. Chúng có độ pH xấp xỉ 5, hơi có tính axit và bảo vệ cơ thể khỏi các sự xâm nhập của vi khuẩn và tác động có tính kiềm (như xà phòng). Chúng cân bằng các chất có tính kiềm bằng cách sử dụng các chất được gọi là buffer đảm bảo độ cân bằng axit được tái tạo và giữ vững.

Lớp màng hydrolipid nằm trên lớp da đầu tiên của biểu bì, được biết đến như lớp sừng hay stratum corneum. Lớp này được hình thành từ lipids và các tế bào, cùng nhau tạo nên hàng rào có thể thấm được.

Nó cũng có độ pH trung bình là 5 giúp đẩy nhanh quá trình tóc tế bào chết trên da, hình thành các hàng rào bảo vệ da và tối ưu hoá chức năng của các enzim. Dựa vào hoạt động của enzim, chất thúc đẩy các sự phản ứng hoá học, giữ ẩm và bảo vẹ da khỏi các kích thích.

Tuy nhiên, ở làn da nhạy cảm, hoạt động của chất này bị hạn chế, dẫn đến sự mất nước quá mức và sự xâm nhập của các chất kích thích thông qua da.

da-de-bong-rat.jpeg

Ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, làn da mỏng hơn và các hàng rào bảo vệ da hoạt động ít hiệu quả hơn, có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng độ pH và tăng nguy cơ mất nước của da.

Sự thay đổi hooc môn do chu kì kinh nguyệt, quá trình mang thai, dậy thì và mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng của da đối với các chất kích thích.

Ở những người khác nhau có tình trạng da khác nhau hoặc các bệnh lý của da dẫn đến mức độ nhạy cảm của da.

Với người có cơ địa dị ứng với thức ăn hay hoá chất nào đó... khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng cũng biểu hiện trên bề mặt da như mẩn đỏ, ngứa, phát ban… Khi được điều trị, những biểu hiện này sẽ mất đi.

Những người bị các bệnh có biểu hiện ngoài da như sởi, thuỷ đậu,... khi bệnh tiến triển dẫn đến tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng các nốt mụn, sau khi khỏi bệnh, có thể trên da vẫn còn các nốt sẹo gây mất thẩm mĩ cho da.

Da nhạy cảm cũng do nguyên nhân khách quan từ các yếu tố bên ngoài, nhất là thời tiết.

Nếu tiếp xúc với độ ẩm thấp và khí hậu lạnh, cơ thể duy trì nhiệt bằng cách co rút các mạch máu ở da, giảm độ ẩm cần thiết nên da bị khô, lớp biểu bì trên da bong tróc.

Nếu tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm cao, cơ thể đổ mồ hôi nhiều sẽ dẫn tới tình trạng bay hơi và làm khô da.

Sự hoạt động của các gốc tự do được tạo bởi các tia UV, ozone và ô nhiễm môi trường làm sức đề kháng củ da yếu đi, khiến da trở nên khô và bị kích ứng.

Một số người đang trong quá trình điều trị bệnh bằng tia X hoặc thuốc kháng sinh cũng có thể gặp trường hợp da nhạy cảm.

Các loại xà phòng và các chất hoạt tính bề mặt làm sạch bụi bẩn trên da, đồng thời, còn loại bỏ các lipids quan trọng bảo vệ da, dẫn đến sự mất cân bằng nông độ pH và làm da bị kích ứng.

Những người thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất hoá học do tính chất công việc như thợ làm tóc, người xây dựng, thợ máy... cũng bị khô da, kích ứng da.

Trong một số trường hợp, sự chà xát có thể làm tăng độ nhạy cảm của da thông qua sự mất các lipids ở bề mặt da. Điều này đơn giản có thể xảy ra khi chúng ta lau khô da với khăn tắm hay sử dụng bàn chải hoặc xơ mướp để làm sạch da.

Hiểu được cơ chế và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng da nhạy cảm, những người đang gặp phải các biểu hiện này cần có giải pháp để làm giảm các biểu hiện khó chịu ở da.

(Còn tiếp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhận diện da nhạy cảm thế nào?