Kết quả xác định, có sự hiện diện của giun truyền qua đất (1/100 mẫu) hoặc ấu trùng giun lươn trong mẫu nước (1/65 mẫu).
Đặc biệt, trong số 85 mẫu rau ăn sống thu thập được tại vườn nhà người dân, có 9 trường hợp nhiễm giun truyền qua đất (chủ yếu là ấu trùng giun móc), chiếm tỷ lệ 10,6%.
Đáng lo ngại, trong số 220 mẫu phân động vật (phân chó/mèo, trâu bò) thu thập được tại nhà người dân đã ghi nhận 48 trường hợp nhiễm giun truyền qua đất (trứng giun đũa, trứng giun móc, ấu trùng giun móc), chiếm tỷ lệ gần 22% và 3 trường hợp nhiễm sán lá.
Từ thực tế trên, PGS Thành Đồng nhận định, tình trạng môi trường ô nhiễm đang làm lây truyền các bệnh giun, sán đặc biệt là tại các hộ gia đình có nuôi gia súc nhưng vẫn chưa có hệ thống thu gom chất thải từ chuồng nuôi.
Đa số các hộ nuôi chó chủ yếu là để giữ nhà và không tẩy giun định kỳ cho chó, nuôi bằng hình thức thả rông chó ngoài đường dẫn đến việc chó phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh. Đây chính là nguồn lây nhiễm các loại bệnh ký sinh trùng truyền từ động vật sang người.
Ngoài ra, tại một số địa điểm điều tra, cơ quan chức năng ghi nhận người dân thích ăn gỏi cá sống, ăn tiết canh,... Đây là nguồn lây nhiễm các bệnh ký sinh trùng lây truyền qua thực phẩm” – PGS Lê Thành Đồng nói.