Nhiễm trùng vì lấy tro chữa thủy đậu, cách nào chữa thuỷ đậu nhanh khỏi?

28/09/2023, 11:10
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Người đàn ông 33 tuổi (ở TPHCM) nghe theo lời người quen lấy gốc rơm về đốt thành tro, rồi bôi lên mụn nước thủy đậu. Sau đó, các đốm mụn vỡ, chảy mủ xanh, nhiễm khuẩn, đau rát… khiến bệnh nhân phải nhập viện.

‎- Tuyệt đối không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.

‎- Thủy đậu nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong điều trị bệnh thủy đậu, chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Rất nhiều trường hợp người bệnh mắc thủy đậu bị biến chứng nặng là do gia đình tin vào các mẹo chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian như bị thủy đậu phải kiêng gió, kiêng tắm… điều này khiến bệnh sẽ trở nặng hơn.

- Điều trị sai cách còn dễ gây sẹo lồi, sẹo lõm trên khắp cơ thể, đặc biệt là vùng mặt, gây ra nhiều mặc cảm, tự ti cho người bệnh trong cuộc sống về sau.

Nhiễm trùng vì lấy tro chữa thủy đậu, cách nào chữa thuỷ đậu nhanh khỏi? - 2

Cần tiêm phòng vaccine để phòng bệnh thủy đậu.

Người bị thủy đậu cần chú ý những điều sau để bệnh mau khỏi và không để lại biến chứng

Không đến nơi đông người

Thủy đậu là một bệnh có khả năng lây truyền cao. Vì vậy, người bệnh nên tránh tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt là những nơi công cộng, để tránh lây lan virus trong cộng đồng. Đây là biện pháp vừa giúp bảo vệ bản thân, vừa giúp làm giảm nguy cơ lây bệnh cho những người khác, tránh bệnh bùng phát thành dịch.

Không gãi, chạm vào nốt thủy đậu

Thuỷ đậu bị ngứa là tình trạng thường gặp, do nốt thủy đậu là các tổn thương mụn nước to, bên trong chứa đầy dịch và rất ngứa.

Nếu các nốt mụn nước này bị vỡ và không được xử lý kịp thời, rất dễ lây lan sang các vùng da lành khác hoặc gây nhiễm trùng với các tổn thương nghiêm trọng hơn, rất dễ để lại sẹo.

Vì thế, dù ngứa ngáy khó chịu thì người bệnh cũng cần kiêng chạm, chà xát, gãi, nặn các nốt mụn nước này, nên mặc đồ rộng rãi, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế các ma sát lên da.

Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Đồ dùng cá nhân, quần áo, khăn mặt của người bệnh cần được giặt thật kỹ, giặt riêng với các thành viên khác trong gia đình và phải được phơi nắng, là ủi kỹ trước khi sử dụng, không để chung với đồ dùng của người khác trong gia đình để tránh lây bệnh.

Không tắm nước lá

Không nên tắm nước lá cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, cũng như việc uống thuốc chỉ được áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Vì da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc da chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 so với da người lớn, nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Ngay cả lá bàng, lá chè xanh mà các bậc cha mẹ thường hay sử dụng để tắm cho trẻ bị bệnh thủy đậu cũng không hề tốt, có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, vì trong 2 loại lá này có chất tanin (chất chát) dễ làm cho da của trẻ bị tổn thương.

Khi mắc bệnh thủy đậu cần vệ sinh sạch sẽ, để tránh dẫn tới viêm nhiễm, việc này sẽ làm giảm triệu chứng ngứa ngáy. Trong thời gian bị bệnh, người bệnh cần được điều trị đúng phương pháp và giữ vệ sinh sạch sẽ, nên sinh hoạt như bình thường, chỉ hạn chế tắm, gội quá lâu để tránh bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, hãy sử dụng nước ấm để tránh làm tổn thương vùng da bị viêm nhiễm.

Ngoài ra, người bệnh cần ăn uống đầy đủ và dùng thêm các vitamin. Khi tình trạng bệnh nặng hơn, bệnh nhân tuyệt đối không chữa theo kinh nghiệm, chữa theo mách bảo.

Để phòng bệnh thủy đậu bệnh nhân phải tiêm phòng vaccine. Một việc quan trọng để tránh lây lan trong cộng đồng là chúng ta phải triển khai tích cực việc cách ly người bệnh với người lành, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh.

Theo BS. Lê Vi Anh, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp mắc thủy đậu bị biến chứng do chữa bằng phương pháp dân gian.

Bệnh nhân là nam giới 33 tuổi, ở TPHCM, ban đầu bệnh nhân bị sốt, sau đó trên tay và mặt bệnh nhân bắt đầu nổi các mụn nước. Gia đình thấy giống bệnh trái rạ (thủy đậu) đã ra ngoại thành xin gốc rạ đem về đốt thành tro, rồi bôi lên các mụn nước. Sở dĩ làm như vậy vì người nhà bệnh nhân nghe đồn rằng khi bị bệnh trái rạ phải bôi tro của gốc rạ mới mau khỏi. Kết quả, các đốm mụn nước vỡ ra, chảy mủ xanh, đau rát...

Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán bị thủy đậu bội nhiễm. Dù đã được xử trí nhưng trên mặt bệnh nhân vẫn để lại các vết sẹo rỗ rất sâu, gây mất thẩm mỹ.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/nhiem-trung-vi-lay-tro-chua-thuy-dau-cach-nao-chua-thuy-dau-nhanh-khoi-c62a1505431.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/nhiem-trung-vi-lay-tro-chua-thuy-dau-cach-nao-chua-thuy-dau-nhanh-khoi-c62a1505431.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiễm trùng vì lấy tro chữa thủy đậu, cách nào chữa thuỷ đậu nhanh khỏi?