Nhiều doanh nghiệp thừa nhận thất bại trong chuyển đổi số

PV | 18/06/2022, 15:57
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Tại diễn đàn “Dịch vụ tài chính và ngân hàng mở 2022” , nhiều doanh nghiệp thừa nhận thất bại trong hoạt động chuyển đổi số, chọn sai chiến lược số hóa và đầu tư chưa tương xứng với nhu cầu chuyển đổi số.

Diễn đàn “Dịch vụ tài chính và ngân hàng mở 2022” do IDG Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam và Hội truyền thông số Việt Nam tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh định hướng đổi mới và phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng số.

Về sự phát triển của ngân hàng mở, hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại đang triển khai hoạt động Open Banking ở nhiều cấp độ, dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong năm 2019, một vài ngân hàng đã cho ra mắt các nền tảng API để có thể kết nối với các đối tác trong cùng một hệ sinh thái.

286480038_577414303743102_7038505287822572227_n.jpg
Diễn đàn Dịch vụ Tài chính và Ngân hàng mở 2022 với chủ đề: Phát triển hệ sinh thái tài chính số tại Việt Nam - Thích ứng linh hoạt, tăng trưởng và bứt phá.

Đối với chứng khoán, nhờ vào các sản phẩm công nghệ như eKYC và Blockchain mà các tài khoản giao dịch tăng nhanh (tính đến ngày 30/4/2021, số lượng tài khoản giao dịch trong nước đã vượt 3,103 triệu tài khoản, trong đó 3,091 triệu tài khoản của nhà đầu tư cá nhân).

Bên cạnh đó, đối với ngành bảo hiểm tại Việt Nam, theo số liệu ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam năm 2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 217.338 tỷ đồng, tăng trưởng 16.71% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 57.880 tỷ đồng, tăng 3.98% so với cùng kỳ 2020; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 159.458 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020.

Điều này cho thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính số đang được đầu tư và đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với hệ sinh thái tài chính số tại Việt Nam cũng khá nhiều. Các dịch vụ tài chính số là lĩnh vực còn mới, nên hành lang pháp lý vẫn chưa đầy đủ, chưa theo kịp thực tiễn dẫn tới kìm hãm sự phát triển, công tác quản lý, giám sát hoạt động của các chủ thể trong hệ sinh thái tài chính số còn nhiều hạn chế.

Tại Diễn đàn, các chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và ngân hàng chia sẻ về bức tranh toàn cảnh về dịch vụ tài chính cả khu vực và trong nước, đưa ra những kiến nghị, giải pháp công nghệ nhằm phát triển dịch vụ tài chính và ngân hàng mở, tạo tiền đề cho tài chính số toàn diện tại Việt Nam.

Nói về nguyên nhân chưa thành công trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng do xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ, chưa toàn diện vì chuyển đổi số không chỉ ở ứng dụng công nghệ mà còn phải là thay đổi tư duy.

Theo ông Ngoạn, người tiêu dùng đòi hỏi sự thay đổi dịch vụ tài chính dành cho họ, họ muốn cá nhân hóa, muốn có thông tin theo thời gian thực 24/7 và muốn dịch vụ tài chính có thể tiếp cận nhiều kênh một cách liền mạch. Thay đổi này đặt doanh nghiệp trước thách thức bắt buộc phải chuyển đổi số, phải đổi mới sáng tạo để tồn tại. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp thừa nhận họ thất bại trong hoạt động chuyển đổi số khi 70% trong số các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề cho rằng họ chọn sai chiến lược số hóa và đầu tư chưa tương xứng với nhu cầu chuyển đổi số đồi với việc bắt kịp xu hướng thị trường.

Trong tham luận Self Service kiosk - Giải pháp tự động thông minh nâng cao hiệu suất và giảm chi phí vận hành ứng dụng trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, ông Nguyễn Quang Hiển, Tổng Giám đốc Công ty CP Miraway Giải pháp Công nghệ cho hay, trong hơn 15 năm phát triển, Miraway đã phát triển và cung cấp giải pháp CEM đa kênh tổng thể cho hơn 500 khách hàng tại Việt Nam và các quốc gia khác như Peru, Myanmar, Lào, Đông Timor...

Giải pháp của Miraway cho phép doanh nghiệp cung cấp các hành trình của khách hàng liền mạch ở mọi điểm tiếp xúc, bên trong và bên ngoài chi nhánh, đáp ứng nhu cầu của cả khách hàng và doanh nghiệp nhu cầu. Theo đó, một máy tự phục vụ cho phép khách hàng tự thực hiện các dịch vụ như mở tài khoản ngân hàng, in thẻ, rút tiền, bán thẻ sim, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn… 24/7. Đáng chú ý, bất kỳ sự kết hợp nào của các thành phần kiosk đều có thể được tùy chỉnh và cung cấp, tùy thuộc vào các dịch vụ được cung cấp và các yêu cầu cụ thể khác.

Ngoài ra, xét về hiệu quả kinh tế, giá trị của Máy tự phục vụ (SELF-KIOSK) giúp việc mở rộng sang các địa điểm mới chỉ bằng 5% chi phí mở chi nhánh; giảm chi phí nhân viên; chi phí đi lại cho khách hàng; phục vụ được những khu vực dân cư chưa tiếp cận với ngân hàng…

Bài liên quan
Chuyển đổi số để phát triển bền vững
(GDTD) - Chuyển đổi số để phát triển bền vững là khẳng định của Nestlé Việt Nam tại Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam vừa được VCCI tổ chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều doanh nghiệp thừa nhận thất bại trong chuyển đổi số