Dù nợ nần chồng chất, những người này vẫn giữ thói quen tiêu xài hoang phí. Khi làm khảo sát, nhiều người nói rằng họ rất quan tâm các thương hiệu quen thuộc, xa xỉ khi mua quần áo. Chưa kể, những người mắc nợ sinh viên có thêm thói quen chạy theo "mốt" khi mua sắm.
Những thương hiệu quen thuộc với nhóm người này thường là Levi's, Calvin Klein và Under Armour. Tuy nhiên, nếu phải cắt giảm chi tiêu, họ sẽ chọn giảm số tiền cho cho may mặc và giải trí.
"Họ là những người mua sắm bốc đồng. 62% người mắc nợ sinh viên nói rằng triết lý chi tiêu của họ là 'sống cho hôm nay, ngày mai chưa biết'. Con số này cao hơn hẳn so với trung bình người Mỹ với 47% người đồng tình", khảo sát nêu.
Từ khảo sát trên, các nhà phân tích của UBS dự đoán sắp tới, khi những người vay tiền sinh viên phải tiếp tục thanh toán nợ, loạt thương hiệu và nhà bán lẻ sẽ bị ảnh hưởng do những người đi vay buộc phải "thắt lưng buộc bụng" để trả nợ.
Hơn nữa, những người này có xu hướng thích sản phẩm của thương hiệu thay vì nhãn hiệu tư nhân. Đồng thời, họ cũng thích mua sắm trong cửa hàng chuyên doanh thay vì cửa hàng giảm giá. Đó cũng là một phần lý do các nhà bán lẻ có nguy cơ thất thu trong thời gian tới.