PGS. TS Phùng Trung Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Đại học CNTT và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên cho biết: Để giúp sinh viên yên tâm theo học, trường Đại học Công nghệ Thông tin và truyền thông đã và đang dành xấp xỉ 8% nguồn học phí để cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên toàn trường, trong đó có xấp xỉ 25% nguồn kinh phí này dành cho sinh viên khóa mới. Bên cạnh đó, trường cũng có nguồn kinh phí khoảng 500-600 triệu đồng để cấp trợ cấp xã hội cho các đối tượng sinh viên thuộc diện chính sách theo quy định; 200 triệu đồng nguồn kinh phí từ quỹ tài trợ học tập để trao học bổng cho tân sinh viên (quỹ tài trợ từ doanh nghiệp).
Ngoài ra, các chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo…, sinh viên dân tộc rất ít người được thực hiện theo quy định của Nhà nước. Ưu tiên bố trí phòng ở trong kí túc xá dành cho tân sinh viên. Đồng thời, trường cũng tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất kịp đón tân sinh viên với cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại bậc nhất khu vực: hoàn thiện sân vận động mới, sơn sửa toàn bộ các toà nhà làm việc và ký túc xá, đầu tư thay thế, bổ sung các phòng máy tính cấu hình cao, xưởng thực hành – thực nghiệm kỹ thuật công nghệ, phòng thu studio, phòng thực hành mỹ thuật, các phòng thực hành chuyên đề kinh tế - quản trị số,… bảo trì, bảo dưỡng để đảm bảo vào năm học mới 100% phòng học có điều hoà, wifi miễn phí, màn hình TV tương tác phục vụ giảng dạy.
Như vậy, việc triển khai các chính sách ưu tiên sẽ giúp cho thí sinh có thêm nhiều cơ hội lựa chọn khi đăng ký xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng, cũng như có những lựa chọn, định hướng nghề nghiệp phù hợp. Do vậy, ngay từ lúc này, bên cạnh các chính sách ưu tiên của các trường, các thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh của từng trường, từ đó sẽ làm tăng cơ hội xét tuyển theo các phương thức cũng như cơ hội trúng tuyển cho các thí sinh./.
Theo kế hoạch, năm học 2024 – 2025 Đại học Thái Nguyên dự kiến tuyển sinh trên 18.200 chỉ tiêu. Trong đó, trình độ Đại học là trên 17.200 chỉ tiêu, còn lại trên 1.000 chỉ tiêu trình độ Cao đẳng. So với năm học 2023 – 2024 tăng gần 3.000 chỉ tiêu. Các phương thức tuyển sinh dự kiến gồm: Xét tuyển thẳng theo Quy định của Bộ GD&ĐT; Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (Học bạ); Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực; Xét tuyển theo kết quả đánh giá đầu vào đại học (V-SAT) trên máy tính; Xét tuyển theo Đề án tuyển sinh của các đơn vị đào tạo…
Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ GD& ĐT, tùy điều kiện thực tiễn của từng trường thành viên, Đại học sẽ tiếp tục có những điều chỉnh về số lượng chỉ tiêu và phương án tuyển sinh. Bên cạnh thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, xét tuyển thẳng, ưu tiên khu vực theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường cũng sẽ áp dụng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh của từng trường, hoặc có chính sách học bổng, hỗ trợ học tập, mở ngành mới, để thí sinh có thêm cơ hội lựa chọn.