Nhiều người thường đợi đến khi dầu bốc khói trên bếp mới thả thức ăn vào để chiên rán, xào... vì cho rằng như vậy sẽ ngon hơn. Tuy nhiên, dầu thực vật chúng ta sử dụng hiện nay đều là dầu tinh luyện, nhiệt độ rất cao mới xảy ra hiện tượng bốc khói, thậm chí hơn 200 độ C.
Điều này không chỉ khiến các loại vitamin, protein và các dưỡng chất khác có trong dầu ăn bị phá hủy mà còn sản sinh ra nhiều chất gây ung thư như acrylamide, amin dị vòng và benzopyrene... Chính vì vậy, chỉ nên sử dụng khi dầu nóng từ 50 - 60%. Cách nhận biết tốt nhất là cho đũa vào dầu để kiểm tra độ nóng, khi xuất hiện các bọt khí nhỏ xung quanh là có thể sử dụng.
4. Sử dụng một nồi nấu nhiều món liên tiếp
Nhiều người vì tiết kiệm thời gian, công sức nên thường có thói quen sử dụng một nồi để nấu nhiều món ăn liên tiếp. Tưởng chừng vô hại nhưng thực tế những chất đọng lại dính trên bề mặt như dầu mỡ, căn thức ăn... cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Dầu mỡ khi đun lại ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Cặn thức ăn khi đun lại dễ cháy, cũng là tác nhân thúc đẩy ung thư phát triển.
Cùng với đó, nhiều người cũng có thói quen dùng lại nhiều lần dầu mỡ đã qua chiên rán. Tuy nhiên, sau khi chiên thực phẩm ở nhiệt độ cao, dầu sẽ sản sinh các chất gây ung thư như amin dị vòng và benzopyrene. Nếu sử dụng lại để nấu ăn, hàm lượng chất gây ung thư có thể tăng cao.
5. Bếp không thông thoáng
Nhiều gia đình có không gian phòng bếp khá chật hẹp, không có cửa sổ, máy hút mùi hay thậm chí có thói quen đóng cửa sổ khi nấu ăn. Điều này có thể vô tình gây nguy hiểm cho sức khỏe cả gia đình. Bởi quá trình đốt cháy tự nhiên có thể sản sinh lượng lớn carbon dioxide, nếu nhà bếp không thông thoáng thì nồng độ khí này sẽ tăng mạnh.
Sau khi cơ thể con người hít vào một lượng lớn carbon dioxide, một mặt sẽ kích hoạt dây thần kinh giao cảm, khiến huyết áp và nhịp tim tăng cao. Mặt khác cũng sẽ tăng sức cản mạch máu ngoại biên và tác động lên huyết áp cũng sẽ rõ rệt. Điều này chắc chắn sẽ gây thêm tổn thương cho những người đã xuất hiện tình trạng huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao.
6. Tủ lạnh lúc nào cũng chật kín
Rau củ mới mua, đồ ăn thừa, các loại đồ uống.... khiến tủ lạnh của nhiều gia đình luôn trong tình trạng đầy ắp. Tuy nhiên, nếu tủ lạnh quá đầy sẽ khiến không khí không thể lưu thông, nhiệt độ tăng cao, thúc đẩy sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình hỏng của thực phẩm.
Chính vì vậy, tủ lạnh nên chứa tối đa 70% để đảm bảo không khí lưu thông. Đồng thời, thường xuyên làm sạch tủ lạnh.