Chữa cảm, sốt, nhức đầu, khát nước, bí tiểu tiện, ngộ độc: Đậu đen 50g, nhân củ ấu 40g, gạo tẻ 50g. Tất cả nấu nhuyễn thành cháo, thêm đường, ăn nóng.
Chữa tiểu tiện khó khăn, phù nề, đái buốt: Đậu đen 10g, lõi tiền 6g, mã đề 6g, mộc thông 6g, sắc với 400ml mước còn 100ml, uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
Chữa mất ngủ, lo âu, phiền muộn: Đậu đen 40g, sao chín, lá vông 40g, lá dâu non 40g, vừng đen 40g, sao thơm, thảo quyết minh 20g, sao đen, lạc tiên 20g, vỏ núc nác 12g, sao với rượu.
Đem các dược liệu đồ chín, giã nhuyễn, thêm đường đủ ngọt rồi trộn với hồ làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 20g.
Chữa xây xẩm, ù tai, đau lưng, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ: Đậu đen 20g, sao vàng, hạt hòe 16g, củ súng 16g, thục địa 16g, hạt sen 16g, quả dành dành 12g, sao đen, tâm sen 8g. Sắc lấy 100ml uống làm hai lần trong ngày.
Chú ý: Phụ nữ đang cho con bú không được dùng đậu đen vì dễ bị mất sữa.
Trong bào chế đông dược, đậu đen được dùng để nấu thục địa và ngâm tẩm nhằm làm tăng tác dụng dẫn thuốc vào thận như khi chế hà thủ ô đỏ, làm giảm độc tính của các vị thuốc có độc như phụ tử, mã tiền, ban miêu hoặc để tăng tác dụng bổ dưỡng của vị thuốc.
Giá đậu đen, tên thuốc là đậu nghiệt, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, bổ âm, thoái nhiệt, trừ thấp, chống co rút.
Người tỳ vị hư hàn, tiêu hóa kém, tiêu chảy, cũng không dùng được đậu đen.