Theo bác sĩ Hưng, khi bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn chuối chín. Trẻ càng lớn thì nhu cầu ăn càng tăng hơn. Trong tháng đầu ăn dặm, nên cho trẻ ăn 500mg chuối, trẻ từ 7 tháng đến 12 tháng: 700mg, trẻ 1 tuổi: 1000mg.
Các mẹ có thể chế biến một số món chuối cho trẻ như chuối nghiền trộn sữa, bột chuối, bánh trứng chuối.
Hai năm đầu đời trẻ ăn chuối có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu. Đặc biệt, chuối là biện pháp trị liệu giúp trẻ phòng tránh được bệnh hen suyễn. Ngoài ra, chuối còn có tác dụng
Giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa: Khi ăn, mẹ nên nghiền chuối cho trẻ vì chuối nghiền rất dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ.
Hỗ trợ điều trị táo bón: Trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra táo bón. Để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hãy cho trẻ ăn chuối. Lượng chất xơ trong chuối sẽ cải thiện hiệu quả táo bón ở trẻ, giúp ruột hoạt động tốt hơn.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn chuối
Hiện chuối xanh được ngâm thuốc hóa chất để nhanh biến thành chuối chín. Việc ăn chuối có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ nói riêng và con người nói chung. Vì vậy, cần đảm bảo độ an toàn thực phẩm khi ăn chuối.
Trước kia, khi trẻ 4 tháng tuổi có thể cho tập ăn chuối. Nay, các chuyên gia khuyến cáo sau 6 tháng bú mẹ có thể cho trẻ ăn chuối để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, chuối phải đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm. Chuối ủ ẩm, tẩm thuốc không nên cho trẻ ăn.
Bác sĩ Hưng cũng đưa ra lời khuyên, các mẹ có thể mua chuối xanh rồi tự đem về dấm chín và cho trẻ ăn dần. Hoặc các gia đình cho trẻ ăn chuối theo mùa như mùa hè ăn chuối tiêu, mùa đông ăn chuối tây. Khi chọn chuối ở chợ, các mẹ nên chọn những nải chín tự nhiên, có quả chín quả xanh.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc những trường hợp không nên cho trẻ ăn chuối tiêu của các mẹ có con nhỏ, để biết thêm thông tin, hãy liên hệ chuyên gia để được tư vấn cụ thể.