Quả sung là loại quả dân dã rất dễ tìm kiếm ở các vùng nông thôn. Sung được chứng minh là nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên có một số người được khuyến cáo không nên ăn loại quả này. Dưới đây là thông tin về tác dụng của quả sung cũng như những người không nên ăn quả sung.
Tác dụng của quả sung
Quả sung có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả...
Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali... và một số vitamin như C, B1...
Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, bệnh trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp...
Quả sung chứa chất xơ: Dù là tươi hay khô, quả sung cũng chứa một lượng chất xơ lý tưởng giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Thực tế là quả sung tươi được yêu thích hơn quả khô vì lượng đường trong quả sung khô khá cao.
Quả sung chứa nhiều sắt: Vì chứa nhiều sắt, quả sung chống thiếu máu.
Quả sung là nguồn canxi phong phú: Một vài quả sung tươi mỗi ngày sẽ giúp bạn có đủ canxi để duy trì sức khỏe xương.
Quả sung chứa magiê và vitamin K2: Cùng với canxi, magiê và vitamin K2 có trong quả sung là nguồn lý tưởng cho một hệ cơ xương khỏe mạnh.
Quả sung giàu chất chống oxy hóa: Cơ thể cần các chất chống oxy hóa để chống các gốc tự do. Những gốc tự do này có thể gây ra nhiều bệnh. Ăn quả sung sẽ giúp phòng chống được các bệnh này.
Quả sung giúp giảm hàm lượng triglyceride: Hàm lượng triglyceride là chỉ báo của nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhờ tác dụng kiểm soát chỉ số này, quả sung được coi là có lợi cho tim.
Những người không nên ăn quả sung
Vì quả sung có thể gây ra một vài vấn đề sức khỏe, nên để đảm bảo an toàn, những người sau nên hạn chế hoặc không thêm quả sung vào chế độ ăn uống:
Người bị bệnh sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
Vì trong quả sung chứa nhiều oxalate nên những người mắc bệnh thận khi ăn quả sung chất oxalate sẽ kết hợp với canxi tạo thành sỏi. Do đó, những người bệnh sỏi thận, sỏi mật nên hạn chế ăn để tránh tình trạng thêm nghiêm trọng.
Người có chứng hạ đường huyết
Mặc dù tác dụng của quả sung có thể giúp kiểm soát đường huyết trong máu nhưng những người đang có chứng hạ đường huyết mà ăn quả sung nhiều sẽ phần nào làm mức đường huyết trong cơ thể hạ xuống mức thấp. Từ đó gây ra các tính trạng chóng mặt, đau đầu, run rẩy, tim đập nhanh, vả mồ hôi, thị lực giảm, cảm thấy cáu gắt và da bị tái nhợt.
Vì vậy những người đang có mức đường huyết thấp thì nên hạn chế ăn quả sung để các tác hại không mong muốn.
Người có da nhạy cảm
Nếu là người có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng thì tốt nhất không nên ăn quả sung vì dễ gây ra các tình trạng như viêm mũi, viêm màng kết và sốc phản vệ. Để biết bản thân bị dị ứng quả này không thì nên ăn thử miếng nhỏ, nhai chậm rãi để xem cơ thể có biểu hiện gì không rồi mới tiếp tục ăn.
Người có xuất huyết trực tràng, đau dạ dày
Theo đông y, đặc tính của quả sung chín là nóng, ăn nhiều sẽ gây xuất huyết trực tràng hoặc làm đau dạ dày. Ngoài ra khi đang mắc bệnh xuất huyết trực tràng thì không nên ăn quả sung vì sẽ làm cơ thể chảy máu không ngừng, ăn sung nhiều còn làm cơ thể bị thiếu máu.
Nếu muốn sử dụng quả sung trong điều trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp phải những tác dụng phụ từ loại trái cây này.
Trên đây là những người không nên ăn quả sung. Hãy ăn sung đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.