Khỏe - Đẹp

Những người nào không nên ăn gừng ?

20/02/2025 13:23

Gừng là loại cây thân thảo, củ và lá gừng thường được dùng như loại gia vị trong nấu nướng và tác dụng nhất định với sức khỏe của bạn.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng gừng vị cay, tính ấm, đi vào 3 kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày) nên có giá trị chữa bệnh nhất định. Gingerol là hợp chất có hoạt tính sinh học chính trong gừng, nó giúp chống viêm, chống oxy hóa và kích thích vị giác.

Gừng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu bạn dùng đúng cách (Ảnh: Aboluowang)
Gừng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu bạn dùng đúng cách (Ảnh: Aboluowang)

Công dụng tiêu biểu của gừng

Hỗ trợ phòng chống bệnh tiểu đường

Gừng được chứng minh là hỗ trợ giảm lượng đường trong máu và giúp điều chỉnh phản ứng insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, trước khi sử dụng gừng với mục đích giảm lượng đường trong máu bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết về liều lượng được khuyến nghị sử dụng.

Làm ấm cơ thể, tán hàn

Thời tiết giao mùa, nhiệt độ giảm lạnh đột ngột khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh. Khi đó, bạn có thể pha một cốc nước gừng và thêm chút đường nâu để uống, hành động này giúp làm ấm cơ thể, giảm các triệu chứng cảm lạnh rất tốt. Nghiên cứu của Đại học Cardiff ở Anh phát hiện ra rằng, sesquiterpenes trong gừng không chỉ chống lại virus gây cảm lạnh, mà còn có thể làm giảm nghẹt mũi và các triệu chứng cảm lạnh và cúm khác.

Tăng cường hệ miễn dịch

Các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cúm thường trở thành mối quan tâm của mọi người, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém. Lúc này, vai trò của gừng sẽ phát huy tác dụng của nó. Gừng là một thành phần chống lạnh tự nhiên, có thể hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch.

Bảo vệ tim mạch

Chất chống oxy hóa trong gừng có thể làm giảm sự hình thành mảng bám trong động mạch do cholesterol cao. Điều này có thể ngăn ngừa cục máu đông và giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.

Chất lượng giấc ngủ được cải thiện

Trong gừng chứa thành phần gọi là gingerol, tác dụng kích thích cơ thể lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp giảm mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ. Nếu máu lưu thông không đều trong khi ngủ sẽ gây khó chịu ở nhiều bộ phận trên cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Ai không nên ăn gừng?

Mặc dù ăn gừng mang lại nhiều lợi ích, nhưng bạn chỉ nên sử dụng nó như một loại gia vị chứ không phải là một loại rau ăn thường xuyên. Ăn quá nhiều gừng có thể đem đến những tác dụng phụ như khó chịu dạ dày, hạ đường huyết quá mức, kích ứng da và mắt.

Theo Sohu, dưới đây là 2 nhóm người không nên ăn gừng.

Người bị âm hư

Tình trạng âm hư chính là thể chất khô nóng. Những người bị âm hư thường có biểu hiện như lòng bàn tay bàn chân nóng, ra nhiều mồ hôi tay, thường xuyên khô miệng, khô mắt, khô mũi, da khô, hay cáu gắt, khó ngủ. Gừng tính nóng, nếu người bị âm hư ăn gừng sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Bệnh nhân viêm gan

Thông thường, người bị viêm gan nên tránh ăn gừng vì có thể làm gan bị nóng. Để giảm bớt tính nóng của gừng, bạn có thể kết hợp gừng với các loại quả như sơn tra, hoa cúc để pha trà uống, điều này có thể giúp giảm bớt tính nóng của gừng gây ra.

Thu Hiền(Nguồn: Aboluowang & Sohu)

Theo vtc.vn
https://vtc.vn/nhung-nguoi-nao-khong-nen-an-gung-ar927021.html
Copy Link
https://vtc.vn/nhung-nguoi-nao-khong-nen-an-gung-ar927021.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những người nào không nên ăn gừng ?