- Lá tía tô có chứa nhiều chất Luteolin - giúp làm giảm nguy cơ sâu răng.
- Lá tía tô có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm cao, không những có tác dụng giảm đau khớp mà còn phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Theo các chuyên gia, uống nước lá tía tô mỗi ngày tác dụng trong việc làm đẹp da, xóa mờ nám, dưỡng trắng da do tía tô chứa nguồn khoáng chất phong phú, có thể ngăn ngừa sự hình thành của melamin.
Hơn nữa, thói quen uống nước lá tía tô mỗi ngày còn thúc đẩy giảm cân hiệu quả do tía tô chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, protein thực vật... giúp thúc đẩy chức năng dạ dày, kích thích trao đổi chất.
Những người nào không nên uống nước lá tía tô?
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh tuyệt đối không nên uống nước tía tô vì có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và em bé.
Ngoài ra, người dị ứng với tía tô cẩn trọng khi tiêu thụ thực phẩm này để không gây ra các dấu hiệu khó chịu như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, da bị nóng rát, châm chích,…
Những điều cần lưu ý khi uống nước lá tía tô
Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để uống nước tía tô là trước 3 bữa chính khoảng 10-30 phút. Đây là thời điểm cơ thể hấp thụ khoáng chất trong tía tô tốt nhất, đồng thời giúp thúc đẩy mỡ thừa, giảm cân, làm sáng da.
Nước tía tô tốt nhưng chuyên gia cảnh báo không nên uống thay nước lọc. Càng không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài có thể khiến bạn bị cao huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô mỗi ngày, chia nhỏ từng lần uống.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề "Những người nào không nên uống nước lá tía tô?" rồi chứ.