Được quy hoạch từ năm 2006 và tiến hành xây dựng vào năm 2007 trên nền diện tích 26,7ha, đảo Hoạt Lực vốn được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm kinh tế thương mại trọng điểm ở phía Bắc thành phố Tô Châu. (Ảnh: QQ)
Tuy nhiên, suốt từ năm 2013 đến 2019, câu hỏi "dự án trọng điểm sau lại khó thu hút đầu tư như vậy?" luôn được đặt ra với chính quyền địa phương, song câu trả lời chỉ thay đổi từ "sẽ dần trở nên sôi động hơn" thành "công việc xúc tiến đầu tư đang được tiến hành". (Ảnh: QQ)
Kết quả, hòn đảo cứ thế rơi vào tình trạng tiêu điều, hoang vắng. Những căn nhà sang trọng đắt tiền bị hỏng hóc, cỏ dại mọc tùm lum cũng không ai thèm đoái hoài đến. Dòng sông thơ mộng trong tưởng tượng thì chứa đầy rác thải nổi lềnh phềnh trên mặt nước đục ngầu... (Ảnh: 163)
Wonderland Trung Quốc
Vào năm 1998, các nhà phát triển đã biến 100 mẫu đất cằn cỗi ở vùng ngoại ô Bắc Kinh thành công viên giải trí lớn nhất châu Á với tên gọi Wonderland Trung Quốc. Thế nhưng, các tranh chấp về chi phí và đất đai đã khiến mọi hoạt động xây dựng phải dừng lại. (Ảnh: Atlasobscura)
Đến năm 2005, các nhà đầu tư cố gắng tái khởi động việc xây dựng dự án để tận dụng việc Trung Quốc tổ chức Thế vận hội vào năm 2008, nhưng các kế hoạch được cho là đã bị cản trở bởi đề xuất xây dựng một thành phố mới trong cùng khu vực. (Ảnh: Atlasobscura)
Wonderland từ đó cũng bị lãng quên và các công trình như trở thành lâu đài ma trong truyện cổ tích. Một số nông dân trong vùng đã khai hoang đất và không có gì lạ khi thấy những người đàn ông làm việc trên cánh đồng ngô với bối cảnh giống như truyện Cô bé Lọ Lem. (Ảnh: Atlasobscura)
Trên mạng xã hội, nhiều người cho biết đã thử khám phá công viên giải trí này nhưng sớm phải rời đi vì sự hoang tàn, lạnh lẽo. (Ảnh: Atlasobscura)
Thị trấn dầu mỏ Lãnh Hồ
Khác với những "thị trấn ma" kể trên, Lãnh Hồ từng là một thị trấn đông đúc, thịnh vượng ở tỉnh Thanh Hải, nằm ở khu vực giáp ranh với tỉnh Cam Túc và khu tự trị Tân Cương. (Ảnh: QQ)
Lãnh Hồ trước đó vốn là vùng đất hoang không có người sinh sống. Đến năm 1955, một đoàn địa chất đã phát hiện một trong những mỏ dầu lớn nhất Trung Quốc tại đây. (Ảnh: Sohu)
Chính phủ sau đó đã thành lập một đặc khu hành chính để quản lý đất đai và khoáng sản tại khu vực. Các dịch vụ tiện ích sau đó cũng mọc lên như nấm sau mưa để phục vụ nhu cầu của công nhân làm việc tại đây. (Ảnh: Sohu)
Vào thời kỳ thịnh vượng nhất, tại khu vực Lãnh Hồ có tới hàng trăm nghìn người sinh sống và lao động ở những khu mỏ. Thế nhưng, với sự khai thác quá mức trong nhiều năm, các giếng dầu tại Lãnh Hồ dần cạn kiệt và các công nhân dần chuyển đến mỏ dầu khác. (ảnh: Sohu)
Thị trấn Lãnh Hồ từ đó cũng dần bị bỏ hoang và trở thành mảnh đất hoang tàn với những sự tiếc nuối. (Ảnh: QQ)
(Tổng hợp)