Các loại đồ ăn nhanh
Nhiều người cho rằng, sử dụng thức ăn nhanh là cách tiện lợi nhất để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, với căn bệnh ho thì hoàn toàn ngược lại. Nếu người bệnh tích cực đưa thức ăn nhanh vào cơ thể cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đẩy bệnh ho tiến triển nghiêm trọng hơn. Thức ăn nhanh thường khiến cho họng dễ bị viêm và đau rát. Do đó, người bệnh ho nên hạn chế hoặc kiêng sử dụng loại thức ăn này.
Những thực phẩm nên ăn khi bị ho, sổ mũi
Không chỉ riêng bệnh ho, sổ mũi mà những căn bệnh khác, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống. Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ khiến cho bệnh được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, với bệnh ho, sổ mũi người bệnh nên bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất từ các loại thực phẩm như sau:
Món ăn lỏng, dễ nuốt
Những cơn ho khan, ho kéo dài sẽ càng khiến cho tình trạng đau rát cổ họng của người bệnh tăng nhanh. Trong lúc này, người bệnh chỉ nên ăn những món ăn lỏng và dễ nuốt. Những loại thực phẩm này sẽ tránh được tình trạng kích thích niêm mạc cổ họng và nhanh chóng giảm được những cơn đau rát họng.
Bệnh nhân mắc bệnh ho có thể bổ sung cho cơ thể các món ăn lỏng như các món súp (súp gà), cháo thịt lợn, cháo tía tô, nước luộc rau củ,… Đây là những món ăn khá giàu chất dinh dưỡng, có thể bổ sung vitamin A, kẽm và chất sắt, giúp cải thiện tình trạng ho.
Uống nhiều nước
Việc uống nhiều nước để bù lại đầy đủ cho cơ thể khi bị sổ mũi sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng này. Nước sẽ làm loãng chất nhầy đang ứ đọng trong mũi xoang, giúp cho chúng được tống xuất ra ngoài dễ dàng hơn. Khi lượng chất nhầy dư thừa không còn tích tụ bên trong, thời gian bị sổ mũi cũng sẽ rút ngắn lại. Bạn nên ưu tiên chọn uống nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây thay vì sử dụng đồ uống có cồn hoặc cà phê.
Thực phẩm giàu vitamin A, C
Thành phần vitamin A, C sẽ có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây. Người bệnh ho nên tích cực bổ sung chúng trong bữa ăn hàng ngày để bệnh nhanh chóng khỏi. Đặc biệt, các loại trái cây như cam, quýt, bưởi,… có chứa hàm lượng vitamin C rất nhiều. Việc bổ sung chúng hàng ngày không chỉ giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh mà còn giúp bệnh nhân làm dịu những cơn ho và tình trạng đau rát cổ họng do bệnh gây ra.
Ăn nhiều tỏi, hành tây, tía tô
Bệnh nhân mắc bệnh ho, sổ mũi cần biết rằng các thành phần như tỏi, hành tây, tía tô có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn cao. Chỉ cần người bệnh sử dụng chúng thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt được các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể bổ sung chúng vào bữa ăn hàng ngày với món cháo để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt nhất.
Mật ong
Sử dụng mật ong để chữa bệnh ho, ngứa rát họng là một trong những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao. Những tinh chất chứa trong mật ong có thể giúp xoa dịu những ho kéo dài.
Bên cạnh đó, mật ong khá lành tính và an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, bệnh nhân mắc phải bệnh ho có thể an tâm sử dụng mật ong để hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh có thể sử dụng mật ong ngâm chanh hoặc tỏi và lấy nước để uống hàng ngày. Đây là cách làm khá đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh.
Bạc hà
Khi người bệnh ho thường xuyên, niêm mạc họng nhanh chóng bị tổn thương. Đồng thời cổ họng còn xuất hiện rất nhiều đờm, gây ra tình trạng nghẹn họng. Với những trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng lá bạc hà để có thể hỗ trợ làm tan đờm và thông họng hiệu quả.
Bệnh nhân có thể đem lá bạc hà rửa sạch. Sau đó, ép nhuyễn chúng để lấy nước. Bạn hòa vào lá bạc hà một ít mật ong và tiến hành đem chưng cách thủy. Đây là cách đơn giản nhất có thể chữa bệnh ho cho cả trẻ em và người lớn. Tùy vào độ tuổi mà người bệnh có thể uống nước lá bạc hà với liều lượng khác nhau.
Dấm táo
Nhiều người bất ngờ bởi cách chữa trị ho, sổ mũi bằng giấm táo. Với hàm lượng axit tự nhiên rất cao, khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh ở vòm họng, giấm táo là nguyên liệu lành tính được áp dụng để giảm nhanh các cơn ho. Đặc biệt, trong giấm táo còn có chất chất insulin prebiotic, giúp làm tăng nhanh các tế bào bạch cầu có lợi. Do đó, sử dụng giấm táo còn giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Bệnh nhân có thể sử dụng nước giấm táo với muối hòa trộn vào nhau để tạo nên hỗn hợp tự nhiên. Người bệnh sử dụng hỗn hợp này để súc miệng vào buổi sáng và tối, giúp kiểm soát cơn ho và ngứa rát ở cổ họng.