Nỗ lực hỗ trợ người tị nạn theo đuổi học tập

Hải Yến | 25/10/2022, 07:55
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trước khi chạy trốn khỏi Afghanistan, Bilal Seddiqqi đang theo học năm cuối ngành y.

Nỗ lực hỗ trợ người tị nạn theo đuổi học tập  ảnh 1

Sinh viên tị nạn cần được hỗ trợ để bảo đảm việc học tập. Ảnh: IT

Sáng kiến cho mục tiêu “15by30”

Trọng tâm của hội nghị giáo dục ở Rome là “Giáo dục cho người tị nạn 2030”. Đây là chiến lược giáo dục năm 2019 của UNHCR. Điều này nhằm mục đích thúc đẩy điều kiện, quan hệ đối tác, hợp tác và các phương pháp tiếp cận cho phép tất cả người tị nạn, người xin tị nạn, người trở về, người di cư trong nước, trẻ em và thanh, thiếu niên không quốc tịch… tiếp cận với nền giáo dục hòa nhập có chất lượng và công bằng, kể cả ở cấp đại học.

Khẩu hiệu cho chiến lược này là “15by30”, tức là đạt được 15% số người tị nạn theo học giáo dục đại học vào năm 2030. Dựa trên dữ liệu dân số hiện tại, đạt 15% tỷ lệ nhập học vào năm 2030 có nghĩa là khoảng nửa triệu phụ nữ và nam giới tị nạn trẻ tuổi sẽ tham gia vào một cuộc sống học tập phong phú. Đây là sự khác biệt hoàn toàn với gần 90.000 người tị nạn đang tham gia vào giáo dục đại học trên toàn thế giới vào thời điểm hiện tại.

Đại học Nhân dân - một trường đại học phi lợi nhuận và miễn học phí ở Hoa Kỳ đã đưa ra sáng kiến để đạt được mục tiêu “15by30”.

Chủ tịch Đại học Nhân dân (UoPeople) Shai Reshef lập luận tại hội nghị rằng nếu mỗi trường đại học trên thế giới tiếp nhận 15 sinh viên tị nạn thì cuộc khủng hoảng giáo dục đại học của người tị nạn sẽ kết thúc. Việc chỉ thông cảm với những người tị nạn và nói về cuộc khủng hoảng là không đủ. Vậy nên, 31.000 trường đại học trên thế giới cần phải vượt lên trên lời nói và hành động để giải quyết vấn đề này.

Ông Shai Reshef cũng cho biết, đội ngũ sinh viên của UoPeople bao gồm hơn 16.500 người tị nạn - nhiều hơn bất kỳ trường đại học nào khác trên thế giới và nhà trường đã cam kết thu nhận 25.000 người tị nạn vào năm 2030.

Trước đó, ông Reshef nói rằng phản ứng với vấn đề người tị nạn là một cách để các cơ sở giáo dục đại học giải quyết một cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn, đồng thời làm phong phú thêm trải nghiệm giáo dục cho tất cả sinh viên của họ. Lý do là vì những người tị nạn mang lại tinh thần kiên cường, nền văn hóa đa dạng và quan điểm độc đáo vào lớp học. Đồng thời, cung cấp cơ hội giáo dục cho người tị nạn sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho các trường đại học tham gia, mà còn có lợi cho các quốc gia sở tại và phần còn lại của thế giới.

“Chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ kinh nghiệm sống của họ” - ông Shai Reshef nói.

Theo UWN

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/no-luc-ho-tro-nguoi-ti-nan-theo-duoi-hoc-tap-post612732.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/no-luc-ho-tro-nguoi-ti-nan-theo-duoi-hoc-tap-post612732.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nỗ lực hỗ trợ người tị nạn theo đuổi học tập