Kể từ khi lên nắm quyền (năm 2018), Thủ tướng Armenia – ông Nikol Pashinyan – đã tăng cường quan hệ ngoại giao với Mỹ và phương Tây. Điều này khiến Nga không hài lòng, theo Reuters.
Năm 2023, Armenia thất bại trong nỗ lực ngăn Azerbaijan mở chiến dịch kiểm soát vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh tranh chấp. Hàng chục nghìn người gốc Armenia ở Nagorno-Karabakh phải rời khỏi khu vực này.
Armenia cho rằng Nga không hỗ trợ đồng minh, trong khi Nga cho rằng, thất bại ở Nagorno-Karabakh là do chính sách kém hiệu quả của chính quyền Thủ tướng Pashinyan.
Ngày 22/2, Thủ tướng Pashinyan tuyên bố đình chỉ hiệp ước an ninh tập thể với Nga, đồng thời bày tỏ rằng Armenia ngày càng không hài lòng với khối CSTO do Nga dẫn đầu.
Ngày 15/5/1992, lãnh đạo các nước Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan chính thức ký kết hiệp định thành lập CSTO. Dựa trên nguyên tắc tăng cường hợp tác quân sự - chính trị để phòng thủ chung.
50% tổng ngân sách hoạt động của CSTO đến từ Nga, 5 nước thành viên còn lại chỉ chi trả 10% ngân sách. Quy mô quân đội của toàn khối CSTO là khoảng 1.266.000 binh sĩ, 80% trong số này là quân Nga, theo RT.