Nước vối cực tốt nhưng lại đại kỵ với một thứ sau

06/05/2023, 16:43
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nước vối kỵ gì và không nên kết hợp cùng thứ gì là băn khoăn của nhiều người.

Nước vối là loại nước phổ biến, được nhiều người yêu thích vì tốt cho sức khỏe. Tuy vậy uống nước vối cần phải uống đúng cách nếu không có thể gây hại. 

Lợi ích của nước vối

Không chỉ tác dụng giải khát, thanh nhiệt cơ thể, nước lá vối còn là vị thuốc chữa được nhiều căn bệnh. Dưới đây là những lợi ích của nước vối đối với sức khỏe:

“Khắc tinh” của bệnh gout

Gout thường được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu”, bởi nguyên nhân của căn bệnh này là rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất, hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Trong khi nước vối có tác dụng tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ, tiêu độc và giảm các chất béo.

Theo các bác sĩ, tác dụng của nước vối rất lớn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gout nên lá vối không thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Các bạn cần có chế độ ăn uống và phòng ngừa hợp lý để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Nước vối cực tốt nhưng lại 'đại kỵ' với một thứ sau - 1

Nước vối rất tốt cho sức khỏe.

Chống lại bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy, trong lá vối chứa hàm lượng polyphenol cao, được biết đến là thành phần có khả năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cũng như các hoạt chất ức chế men alpha- glucosidase còn làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Trị bệnh ngoài da

Trong nước lá vối chứa một số chất kháng sinh khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,... Do đó, lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt.

Ngoài ra, người ta còn lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa lở da đầu rất hiệu quả.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon và tiêu hóa tốt hơn. Chất đắng trong lá vối giúp kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa thức ăn, đồng thời chất tannin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu lá vối có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa.

Nước lá vối có hoạt chất ức chế sự phát triển của một số vi trùng Gram âm và Gram dương nên có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng. Dùng 200g lá vối tươi vò nát, sau đó thêm khoảng 2 lít nước sôi vào và ngâm trong 1 giờ. Dùng nước này uống thay cho nước lọc để hỗ trợ chữa viêm đại tràng, đau bụng âm ỉ.

Ngoài ra, thức uống từ lá cây vối còn trị được tiêu chảy. Lấy khoảng 3 lá vối, 8g vỏ ổi, 10g núm quả chuối tiêu thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Áp dụng cách này khoảng 2 - 3 ngày sẽ thoát khỏi tình trạng bị “tào tháo rượt”.

Những điều cần lưu ý khi uống lá vối

Dù thế, muốn uống nước lá vối để hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh, bạn nhất định phải lưu ý những điều sau:

Không nên uống nhiều nước lá vối: Uống quá nhiều nước lá vối không có lợi cho hệ bài tiết. Bạn nên uống khoảng 1 ấm nước lá vối/ ngày hoặc 1 ly nước lá vối/ ngày là đủ. Ngoài uống nước lá vối, bạn nên có chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để nâng cao sức khỏe.

Không uống nước lá vối khi đang đói: Nước lá vối vốn có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Việc uống nước lá vối khi đang đói sẽ khiến nhu động ruột hoạt động tích cực hơn, gia tăng cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, chóng mặt và mất năng lượng.

Hạn chế uống nước lá vối tươi: Lá vối tươi rất ngái, nhiều chất diệp lục, tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh. Việc uống nước lá vối tươi quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng hao huyết, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Bạn tốt nhất nên sử dụng lá vối khô và nụ vối khô.

Không uống ngay sau khi ăn: Theo các chuyên gia, bạn không nên uống nước lá vối sau khi ăn. Nguyên nhân là do nước lá vối uống vào thời điểm này sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa tự nhiên, có thể cản trở việc hấp thu dưỡng chất.

Người đang điều trị bệnh: Những người đang điều trị bệnh, đang sử dụng thuốc Tây hoặc thuốc Nam không nên uống nước lá vối. Trong trường hợp muốn uống, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Nước vối kỵ gì?

Theo các chuyên gia, lá vối có thể đun nước uống hằng ngày, lưu ý không dùng chung với cam thảo sẽ gây đầy chướng bụng hơn. Mặt khác dùng lâu mà liều cao có thể gây mệt mỏi, thiếu máu.

Hà An(Tổng hợp)

Bài liên quan
Rà soát tài khoản ngân hàng trong và ngoài nước với Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành
Ngày 15/10, nguồn tin cho biết, Cục Cảnh sát hình sự (C02), Bộ Công an có văn bản yêu cầu cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước rà soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tài khoản của ca sĩ Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng và danh hài Trấn Thành.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước vối cực tốt nhưng lại đại kỵ với một thứ sau