Đề kháng insulin chính là "phát súng đầu tiên" khởi động cho bệnh tiểu đường. Và cho dù ở mức chưa đến nỗi gây bệnh, đề kháng insulin nhẹ vẫn ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển hóa, khiến khả năng tự điều hòa đường huyết trong máu giảm sút.
"Ngoài ra, việc sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo thường có liên quan đến các rối loạn tim mạch và bệnh mạch máu não cao hơn. Tiêu thụ sucralose ở chuột mang thai có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và nhau thai" - nhóm nghiên cứu cảnh báo.
Tác động thúc đẩy gan nhiễm mỡ cũng được tìm thấy, thông qua việc thay đổi quá trình sinh tổng hợp và chuyển hóa axit béo dẫn đến rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột cũng như thay đổi một số thụ thể vị giác và tăng stress ôxy xóa.
Các phát hiện giúp cung cấp thêm bằng chứng về cơ chế gây bệnh, bổ sung cho nhiều nghiên cứu dạng quan sát thời gian qua, cho thấy "đường ăn kiêng" dùng lâu dài không những không giúp giảm cân, giảm đường huyết, mà còn gây tác dụng ngược.
Các dữ liệu ngày một nhiều cũng khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành khuyến nghị mới hồi giữa tháng 5-2023 về NSS, khuyên không dùng các chất tạo ngọt này như một biện pháp để kiểm soát cân nặng hay giảm mỡ, nếu bạn không phải người mắc bệnh tiểu đường từ trước.
Theo WHO, việc lạm dụng các NSS không giúp bạn đạt được hiệu quả "ăn kiêng", thậm chí còn làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường type 2... Sucralose cũng nằm trong danh sánh NSS bị WHO "điểm mặt".
Với những người có bệnh lý, không thể dùng đường tự nhiên và buộc phải sử dụng NSS khi cần thiết, lời khuyên chung của các cơ quan y tế là chỉ nên dùng thật hạn chế.