Phát minh ra công cụ dịch suy nghĩ thành văn bản

Vân Huyền | 18/07/2021, 06:32
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTD) - Các nhà nghiên cứu đã giúp một người đàn ông sau hơn 15 năm không thể nói chuyện có thể giao tiếp. Công cụ dịch suy nghĩ giúp người dùng giao tiếp qua văn bản.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco (UCSF) hy vọng, thiết bị của họ có thể trở thành công cụ giúp các bệnh nhân bị liệt có thể giao tiếp. Công cụ dịch suy nghĩ giúp người dùng giao tiếp qua văn bản.

Các nhà nghiên cứu đã phát minh công cụ trí tuệ nhân tạo dịch suy nghĩ của người dùng thành văn bản. Tiến sĩ Edward Chang - nhà giải phẫu thần kinh tại UCSF, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: "Điều đó cho thấy cam kết mạnh mẽ trong việc khôi phục khả năng giao tiếp bằng cách khai thác vào cơ chế giọng nói tự nhiên của não".

cong-cu-dich-suy-nghi1.jpeg
Thiết bị điều chỉnh các thuật toán để dịch hoạt động từ não của người dùng.

Nhóm nghiên cứu đã cấy một mảng điện cực lên vùng não kiểm soát lời nói ở một người đàn ông bị liệt. Người đàn ông này, hiện ngoài 30 tuổi, đã suy nghĩ về những điều mình muốn truyền tải. Sau đó, thiết bị này điều chỉnh các thuật toán để dịch hoạt động từ não của người dùng. Những từ này sau đó được chiếu lên màn hình máy tính.

"Chúng tôi đã giải mã các câu từ hoạt động vỏ não của người tham gia trong thời gian thực với tốc độ trung bình là 15,2 từ mỗi phút, với tỷ lệ lỗi từ trung bình là 25,6%", nhóm nghiên cứu viết.

Bệnh nhân đã tạo ra 50 từ vựng, bao gồm: Có, không, gia đình, sạch sẽ và y tá. Nhờ thiết bị, các từ này được mở rộng thành những câu đầy đủ như: "Không, tôi không khát."

David Moses - một kỹ sư tại phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Chang, nhận định, đây là một cột mốc công nghệ quan trọng đối với người không thể giao tiếp tự nhiên. Đồng thời, cho thấy tiềm năng của phương pháp này trong việc mang lại tiếng nói cho những người bị liệt nặng và mất khả năng giao tiếp.

cong-cu-dich-suy-nghi2.jpeg
Thiết bị mở rộng vốn từ vựng của người dùng thành câu.

"Về mặt phần cứng, chúng ta cần xây dựng các hệ thống có độ phân giải dữ liệu cao hơn để ghi lại nhiều thông tin từ não với tốc độ nhanh hơn. Về mặt thuật toán, chúng ta cần có các hệ thống có thể dịch những tín hiệu rất phức tạp này từ não thành lời nói", ông Chang chia sẻ.

Đây không phải lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tìm ra phương pháp hỗ trợ người bị liệt trong giao tiếp. Năm 2017, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Tubingen (Đức) đã sử dụng một chiếc mũ có gắn các cảm biến điện não. Nhờ công cụ này, bệnh nhân bị liệt do xơ cứng teo cơ một bên (ALS) có thể truyền tải một số suy nghĩ đơn giản.

Bài liên quan
Một lái xe từ Đắk Lắk đến Vĩnh Phúc dương tính với SARS-CoV-2
Bệnh nhân vừa được phát hiện tại Vĩnh Phúc là lái xe đường dài có địa chỉ lưu trú tại xã Ea Tiêu, huyện Cu Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát minh ra công cụ dịch suy nghĩ thành văn bản