Ai cũng hiểu nhà phê bình hiện nay không sống được bằng nghề. Trong khi đó, để thành nghề thì ngoài năng lực, quá trình đào tạo và tích lũy kiến thức kinh nghiệm, họ phải liên tục cập nhật đời sống nghệ thuật, độc lập trong công việc, không ngại va chạm nếu những quan điểm riêng của mình đi ngược lại số đông, hoặc ảnh hưởng tới lợi ích cá nhân của ai đó.
Vậy phải chăng nguyên nhân chính để họ “buông bỏ trận địa” là do “cơm áo không đùa với khách thơ”?
Một nền văn chương nghệ thuật vắng bóng phê bình, nền văn học nghệ thuật ấy sẽ phát triển ra sao, với diện mạo thế nào? Những đóng góp của nó có được gọi tên, hay sẽ luôn trong tình trạng tự phát, thiếu đồng bộ, thiếu “quy hoạch”, dẫn đến hệ lụy về mặt văn hóa, thẩm mỹ, nhận thức thời đại.
Phê bình nghệ thuật đang ở đâu? Làm thế nào để phê bình dự phần vào đời sống nghệ thuật?
Hẳn đó vẫn là câu hỏi khó trả lời, dù đáp án thì ai cũng đã biết trước.