Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Học sinh lựa chọn môn thi ưu thế

17/12/2023, 17:40
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025, nhiều nhà giáo, phụ huynh, học sinh đã bày tỏ quan điểm đồng tình, ủng hộ.

Khi đã có trình độ giỏi, người ta sẽ tự tin hơn khi giao tiếp với người ngoại quốc, sẵn sàng hợp tác, trao đổi nhân lực một cách hiệu quả với các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế… Hay đơn giản chỉ là hiểu được hướng dẫn sử dụng các vật dụng, các thiết bị bằng tiếng nước ngoài…

"Trong Chương trình GDPT 2018, ngoại ngữ 1 là một trong 6 môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12 (tự chọn đối với lớp 1, lớp 2). Điều đó cho thấy, sự nhìn nhận đúng đắn của Đảng, Nhà nước về vị thế, vai trò của môn ngoại ngữ đối với hệ thống giáo dục và với toàn xã hội", cô Khuyên nói.

Cô giáo Hà Thị Khuyên đang hướng dẫn cho học trò của mình cách học chữ Thái. Ảnh: TL
Cô giáo Hà Thị Khuyên đang hướng dẫn cho học trò của mình cách học chữ Thái. Ảnh: TL

Theo cô Khuyên, khi Bộ GD&ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp từ năm 2025 (bắt đầu với lứa học sinh đầu tiên của Chương trình 2018) là “Toán, Văn cộng hai”, trong đó, ngoại ngữ 1 không còn là môn thi bắt buộc, cho thấy đây là quyết định phù hợp.

Bởi lẽ, ngoại ngữ là một môn học bắt buộc, có quy định, hướng dẫn cụ thể về chương trình, mục tiêu, yêu cầu và kiểm tra đánh giá. Học sinh được tiếp cận trong một quá trình dài từ Tiểu học đến THPT, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

“Nếu việc dạy học, kiểm tra đánh giá diễn ra nghiêm túc, đảm bảo các quy định, thì học xong lớp 12, các em hoàn toàn đủ năng lực để giao tiếp và vận dụng các kĩ năng cơ bản khác phục vụ công việc. Không còn là môn thi bắt buộc, sẽ giảm áp lực thi cử cho học sinh.

Giai đoạn lớp 10-12 là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, bảo đảm cho học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau giáo dục phổ thông có chất lượng hoặc tham gia cuộc sống lao động. Vì thế, học sinh cần được ưu tiên các môn học phù hợp với sở trường, nguyện vọng”, cô Khuyên nêu quan điểm.

Cô giáo Hà Thị Khuyên cũng cho rằng, không bắt buộc thi môn ngoại ngữ, nhưng những em nào cảm thấy mình có năng lực, có đam mê và định hướng nghề nghiệp liên quan đến ngoại ngữ, thì vẫn có thể đăng kí dùng ngoại ngữ để thi trong nhóm “cộng hai”, tức là môn tự chọn.

“Không nằm trong nhóm các môn thi bắt buộc, nhưng không có nghĩa là không học và không cần phải học ngoại ngữ. Như đã nói ở trên, ngoại ngữ vẫn là môn học bắt buộc. Hơn nữa với những học sinh nào có ý định học các bậc học cao hơn nữa, thì dù không chọn thi tốt nghiệp các em vẫn cần phải học ngoại ngữ, không được phép coi nhẹ môn học này vì ở các trường cao đẳng đại học, số tín chỉ, số kì học không hề ít và yêu cầu đầu ra môn học này không hề dễ”, cô Khuyên phân tích.

"Tôi là một giáo viên, đồng thời cũng là phụ huynh (có con đang học Tiểu học và THCS). Trước quyết định “Toán, Văn cộng hai” của Bộ GD&ĐT, tôi không nặng nề chuyện bắt buộc thi hay không thi. Bởi lẽ, tôi muốn con mình dùng ngoại ngữ làm một trong những phương tiện để biết, để làm, để chung sống, để khẳng định mình.

Học ngoại ngữ phải xuất phát từ nhu cầu tự thân, chứ không phải học để thi. Tôi vẫn động viên, đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để con học môn học này”, cô giáo Hà Thị Khuyên, Trường THPT Quan Sơn (Thanh Hóa).

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/phuong-an-thi-tot-nghiep-thpt-tu-nam-2025-hoc-sinh-lua-chon-mon-thi-uu-the-post664358.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/phuong-an-thi-tot-nghiep-thpt-tu-nam-2025-hoc-sinh-lua-chon-mon-thi-uu-the-post664358.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Học sinh lựa chọn môn thi ưu thế