Quản lý chồng chéo liên quan đến nhà giáo

H.Nguyễn - A.Tú | 09/04/2023, 10:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhà giáo chiếm 70% tổng biên chế sự nghiệp của cả nước. 

“Ngoài các chính sách hỗ trợ đối với giáo viên, Chính phủ, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu và xây dựng các chính sách mới nhằm tháo gỡ, hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho chủ đầu tư khối ngoài công lập (về đất, vốn vay, cơ chế) để giúp đơn vị có thể phát huy tối đa nội lực, gia tăng hoạt động hỗ trợ, chăm lo cho đội ngũ tốt hơn”, ông Quốc chia sẻ và nhìn nhận:

Để khắc phục khoảng trống trong chính sách chăm lo cho đội ngũ nhà giáo, dự thảo Tờ trình mà Bộ GD&ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây về đề nghị xây dựng dự án Luật Nhà giáo có nhiều điểm thay đổi rất đáng ghi nhận. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị Nhà nước quan tâm tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục để đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.

Đối với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo thu nhập không thấp hơn lương tối thiểu vùng; giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi, hỗ trợ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học… Ngoài chính sách chung của Nhà nước, các địa phương căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội có giải pháp hỗ trợ khác về thu nhập, điều kiện làm việc, nhà công vụ, đi lại cho đội ngũ nhà giáo.

Quản lý chồng chéo liên quan đến nhà giáo ảnh 3
Ảnh minh họa/ INT

Cần văn bản có chất lượng

Các quy định cụ thể về nhà giáo rất nhiều, song tản mạn, thiếu đồng bộ, không thuận lợi cho việc thực hiện; nhiều quy định có hiệu lực pháp lý không cao. Dù hệ thống các quy định hiện hành đã đề cập khá toàn diện các vấn đề cơ bản về nhà giáo, tuy vậy, so với yêu cầu thực tiễn còn nhiều khoảng trống pháp lý hoặc chưa rõ ràng.

Thầy Hoàng Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Bài (Thừa Thiên - Huế), bày tỏ đồng tình với nhận định trên, bởi thực tế trong điều hành quản lý liên quan đến đội ngũ nhà giáo gặp một số khó khăn, bất cập. Đơn cử như Bộ GD&ĐT đã có Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Tuy nhiên, hiện các cơ sở giáo dục phải thực hiện tinh giản biên chế theo các văn bản hướng dẫn Nghị định 108, 113, 143, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Bởi đối tượng ảnh hưởng trực tiếp là học sinh nên thầy Hoàng Minh cho rằng, không thể áp dụng việc tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục như những ngành khác.

Cùng với đó, chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chưa được quan tâm đúng mức, nên việc động viên nhà giáo góp công nâng cao thành tích trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn. Chế độ lương, thưởng không bảo đảm trang trải cuộc sống (đối với trường hợp giáo viên mới ra trường), dẫn đến hệ lụy trong xã hội như dạy thêm, học thêm, giáo viên làm thêm, kinh doanh ngoài giờ…

Để có hệ thống văn bản pháp lý dành cho nhà giáo từng bước hoàn thiện, ông Nguyễn Văn Định đề xuất ban hành Luật Nhà giáo làm căn cứ gốc cho hệ thống văn bản dưới luật kèm theo. Hợp nhất các văn bản có nội dung tương đồng làm cho hệ thống văn bản thật sự tinh gọn, dễ đọc, dễ nhớ, dễ áp dụng. Đối với văn bản quy định về chế độ, chính sách cho nhà giáo, không nên chia nhỏ thành quá nhiều nhóm sẽ trở nên manh mún và phức tạp, mà chỉ cần phân thành các nhóm (có đặc điểm tương đồng) thì độ bền vững của văn bản sẽ cao hơn.

Từng nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, ông Nguyễn Văn Định, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho biết: Từ khi Luật Giáo dục ra đời, đặc biệt là khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW vào năm 2013, nhiều văn bản liên quan đến nhà giáo được ra đời.

Theo thống kê, đến nay có khoảng 200 văn bản liên quan, trong đó có nhiều văn bản ra đời trong thời gian ngắn và sớm được thay thế như: Các thông tư quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm, xếp lương nhà giáo ở các bậc học; nghị định quy định về xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú; điều lệ trường; chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên; chương trình, sách giáo khoa; quy chế thi và tuyển sinh…

Việc ban hành được nhiều văn bản thể hiện tính cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước đối với giáo dục và nhà giáo; tiếp tục khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, lao động của nhà giáo là lao động đặc biệt. Điều này cũng thể hiện tính phong phú, đa dạng của các loại hình giáo dục; đảm bảo công bằng tương đối giữa nhà giáo công tác ở các địa bàn khác nhau. Tuy nhiên, việc có nhiều văn bản liên quan nhà giáo cũng tạo ra những hạn chế nhất định. Đó là, văn bản thay đổi, bổ sung, thay thế thường xuyên làm cho người áp dụng gặp khó khăn trong tiếp cận, thực hiện.

Dưới góc độ pháp lý, chưa định danh đầy đủ nhà giáo. Luật Viên chức chỉ điều chỉnh đối với nhà giáo công tác tại cơ sở giáo dục công lập trong khi còn một lực lượng không nhỏ nhà giáo làm việc tại cơ sở ngoài công lập. Chưa bao quát hết các vấn đề quan trọng thể hiện lao động của nhà giáo là lao động đặc thù, nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.

“Dù xây dựng loại văn bản nào cũng cần một quá trình công phu, có đủ thời gian, vận dụng phù hợp kinh nghiệm quốc tế, tham khảo kỹ ý kiến của những người có tâm huyết và am hiểu sâu đối với lĩnh vực liên quan, được phản biện. Văn bản phải thể hiện tầm nhìn xa, dự báo tốt. Không cần nhiều văn bản mà cần văn bản có chất lượng, có tính bao quát cao, đảm bảo công bằng, hợp lý, có thực tiễn, được đồng thuận cao, có độ bền vững lâu dài… Có như thế mới vừa tiết kiệm được tiền bạc và công sức, vừa tăng cao hiệu lực của văn bản”, ông Nguyễn Văn Định cho hay.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/quan-ly-chong-cheo-lien-quan-den-nha-giao-post632980.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/quan-ly-chong-cheo-lien-quan-den-nha-giao-post632980.html
Bài liên quan
Thực tiễn đòi hỏi phải có Luật Nhà giáo
(GDTĐ) - Đặc trưng nghề dạy học và bất cập của đội ngũ nhà giáo đòi hỏi phải có văn bản pháp lý có giá trị cao – Luật Nhà giáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quản lý chồng chéo liên quan đến nhà giáo