Quản lý hành vi hiếu chiến theo độ tuổi

Ngọc Trang | 24/06/2022, 06:58
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực của trẻ mà ở mỗi độ tuổi khác nhau lại có cách xử lý không giống nhau.

Giúp trẻ học cách sửa chữa thay vì trả giá

Đối với trẻ từ 5 đến 8 tuổi, chức năng não của chúng sẽ trở nên mạnh hơn và đó là thời điểm thích hợp để bắt đầu giải quyết vấn đề. Điều này sẽ dạy trẻ trách nhiệm, trí thông minh cảm xúc, kĩ năng giải quyết xung đột tích cực.

Thông thường, cách giải quyết nhanh nhất bố mẹ có thể làm là trừng phạt trẻ bằng cách đánh chúng và bắt chúng ngồi một mình. Nhưng trẻ sẽ cần được học cách để sửa chữa những sai lầm của mình chứ không phải là trả giá cho những sai lầm đó.

Hiện, vẫn còn sự hiểu lầm rằng chỉ những hành vi như xích mích bạo lực thân thể như đánh, đấm, tát để lại vết thương trên cơ thể hoặc la mắng, chửi rủa nhau mới được coi là bạo lực. Thực chất, khi trẻ kêu gọi tẩy chay bạn bè, hùa nhau nói xấu bạn trên mạng xã hội, lan truyền thông tin sai lệch, và lặp lại những hành vi tương tự trong một khoảng thời gian dài, tức là trẻ đang thực hiện hành vi bạo lực.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bạo lực có thể hiểu là việc cố ý sử dụng vũ lực hoặc quyền lực, bị đe dọa hoặc thực tế, chống lại người khác hoặc chống lại một nhóm hoặc cộng đồng. Những hành vi đó dẫn đến hoặc có khả năng cao dẫn đến thương tích, tử vong, tổn thương tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác.

Vì vậy, ở độ tuổi này, cha mẹ cần theo dõi và xem xét con có những biểu hiện “bè phái” gây tâm lý đến bạn bè hoặc anh chị em trong nhà hay không. Từ đó mới có biện pháp can thiệp sớm.

Còn đối với trẻ trên 8 tuổi có hành động bạo lực, hãy tìm hiểu xem lí do đằng sau việc đó là gì, điều gì khiến bé nổi giận. “Quá trình giải quyết vấn đề có thể bao gồm cả hệ quả. Ví dụ như nếu một đứa trẻ tức giận làm hỏng thứ gì đó, bé cần làm việc để trả tiền cho thứ đó hoặc tập trung vào giảng giải cho bé, chứ không phải là trừng phạt. Nếu bạn cảm thấy con mình có những hành vi bạo lực quá mạnh mẽ, hãy hỏi lời khuyên của các chuyên gia”, bà Thủy đưa ra lời khuyên.

Nếu những hành vi bạo lực ở trẻ bị phớt lờ và không được xử trí kịp thời, nó có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng khi trẻ trưởng thành, bao gồm cả một số căn bệnh về tâm lý.

Theo cô Nguyễn Thùy Dương, Trường Tiểu học Đại Yên (Hà Nội), nhiều trẻ có hành vi bạo lực từ khi còn nhỏ tuổi. Điều này dễ dàng nhận ra vì trẻ nhỏ thường thể hiện qua việc đánh nhau, lao vào cào cấu bạn hoặc dễ dàng tức giận mà làm tổn thương người khác. Vì thế, chỉ cần quan tâm, chú ý đến trẻ, cha mẹ sẽ có cách để giúp con kiểm soát được cảm xúc. Nếu được ngăn chặn sớm, trẻ sẽ trưởng thành và sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.

“Khi trẻ có hành động bạo lực, chúng thường không nhận ra rằng hành vi của mình có ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác như thế nào. Người lớn phải chỉ ra cho trẻ thấy được điều đó. Hãy trình bày điều đó thật rõ ràng, dễ hiểu và nói ra với trẻ điều bạn luôn mong muốn”, cô Nguyễn Thùy Dương nhận định.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/quan-ly-hanh-vi-hieu-chien-theo-do-tuoi-oqhuKm37g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/quan-ly-hanh-vi-hieu-chien-theo-do-tuoi-oqhuKm37g.html
Bài liên quan
Bạo lực học đường: Nỗi trăn trở của xã hội
Bức xúc về tình trạng bạo lực học đường vẫn tái diễn, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất cần có giải pháp chấm dứt tình trạng này; trong đó cần đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý học đường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quản lý hành vi hiếu chiến theo độ tuổi