Quản trị số trong trường học: Chuyển động đồng bộ

Hiếu Nguyễn | 17/04/2022, 06:02
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục là xu hướng tất yếu. Thực hiện việc này rất cần sự đồng bộ, bởi nếu không sẽ khó hiệu quả và dẫn đến khó khăn, vất vả trong công tác quản lý giáo dục.

Riêng về chuyển đổi số trong dạy học, có thể thực hiện các hoạt động sau: Trước tiên, chuyển nội dung sách giáo khoa truyền thống sang sách giáo khoa điện tử. Trên cơ sở số hóa nội dung dạy học tiến hành ứng dụng CNTT để dạy học trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp, trực tuyến;

Đối với chuyển đổi số trong hoạt động đánh giá HS, theo tôi cần kết hợp cách làm truyền thống và số hóa; không thể máy móc như thực tế một số địa phương đã làm. Khâu thu thập thông tin về đánh giá HS nên làm theo cách truyền thống. Cuối kỳ hoặc cuối năm chúng ta mới số hóa thông tin đánh giá HS để rồi dùng CNTT để tìm ra kết quả đánh giá HS, xây dựng học bạ điển tử cũng như kết nối dữ liệu đánh giá HS trong phạm vi liên trường, trong huyện hay toàn tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Thuy - Phó Trưởng phòng GD&ĐT Thái Thụy (Thái Bình): Nếu không làm sẽ trở nên lạc hậu

Ông Nguyễn Văn Thuy.

Trong lĩnh vực giáo dục, chuyển đổi số được thực hiện để nâng cao hiệu quả công việc từ khá lâu. Cụ thể, các trường đã đưa vào sử dụng các hệ thống để quản lý như: Quản lý cán bộ giáo viên, học sinh, thư viện, kế toán…

Tuy nhiên, những năm gần đây việc chuyển đổi số được các cấp, ngành quan tâm nhiều hơn. Đáng chú ý là việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Có thể thấy, thực hiện chuyển đổi số hiện nay có vai trò quan trọng trong công tác quản lý, quản trị trường học. Chuyển đổi số giúp các trường học tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian và nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị nhà trường. Ứng dụng CNTT giúp mọi việc diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn; thực hiện tốt hơn trong công tác công khai; góp phần thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục. Nói tóm lại, công tác quản lý, quản trị trường học hiện nay không thể thiếu được CNTT. Nếu ngành Giáo dục không thực hiện tốt việc chuyển đổi số sẽ bị lạc hậu trong thời kỳ kỷ nguyên số.

Trong thời gian qua, dù đã có những bước tiến khá tốt, tuy nhiên triển khai số hóa trong trường học vẫn gặp một số khó khăn. Nguyên nhân có thể kể đến do việc đầu tư hạ tầng, trang thiết bị CNTT cần nguồn kinh phí khá lớn, trong khi ngân sách chi cho nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị CNTT các trường còn hạn chế. Cha mẹ học sinh đầu tư thiết bị CNTT cho học sinh còn nhiều khó khăn, nhất là vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, các nhà trường còn phải sử dụng nhiều phần mềm rời rạc, độc lập, chưa liên thông và thiếu đồng bộ, có dữ liệu còn quản lý và cập nhật trên nhiều hệ thống khác nhau. Nguyên nhân là do chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu phần mềm đồng bộ để khai thác sử dụng cho công tác quản trị nhà trường. Năng lực ứng CNTT của một số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên còn hạn chế, có tư tưởng ngại đổi mới. Không ít phụ huynh chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực về mạng Internet, mạng xã hội mà không nhìn nhận ra mặt tích cực của nó, dẫn đến giáo dục học sinh một cách tiêu cực.

Để việc số hóa trong trường học bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, trước tiên cần tăng cường tuyên truyền tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục để toàn xã hội nói chung, các bậc phụ huynh nói riêng có hiểu biết đúng đắn về chuyển đổi số. Tiếp theo, các cấp, các ngành cần xây dựng chiến lược cụ thể từng giai đoan để tiếp tục quan tâm đầu tư hạ tầng, trang thiết bị CNTT của nhà trường. Đây là điều kiện không thể thiếu để phát triển ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong giáo dục. Khi có hạ tầng CNTT đồng bộ thì việc triển khai chuyển đổi số mới thực sự đạt hiệu quả.

Cũng cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu ban đầu bảo đảm đồng bộ giúp khai thác dữ liệu liên thông dữ liệu giữa các ban ngành, không riêng ngành Giáo dục. Xây dựng hệ thống chung trong toàn quốc quản lý các nội dung cơ bản về cơ sở vật chất, con người… các hệ thống khác sẽ cập nhật và lấy dữ liệu…. Mục tiêu mỗi dữ liệu chỉ phải cập nhật trên 1 hệ thống duy nhất. Cuối cùng, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành. Đẩy mạnh dạy học Tin học trong nhà trường để trước mắt học sinh có thể sử dụng thành thạo một số ứng dụng CNTT phục vụ học tập, công việc hàng ngày. Xa hơn nữa là trang bị cho học sinh kỹ năng cơ bản của công dân thời thời đại 4.0.

Đối với ngành GD-ĐT huyện Thái Thụy, việc chuyển đối số trong ngành là nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên hàng đầu. Trong những năm qua, ngành đã xây dựng nhiều giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng CNTT để cải cách hành chính. Từ năm 2017, Phòng GD&ĐT tham mưu UBND huyện Đề án phát triển ứng dụng CNTT ngành GD-ĐT giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Trong đó, xây dựng nhiều giải pháp, lộ trình cụ thể để đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Các trường ưu tiên, đầu tư hạ tầng, trang thiết bị CNTT, đến nay 100% các lớp học mầm non có máy tính, tivi; 100% các lớp 1, 2, 6 được lắp đặt tivi và Internet để phục vụ dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tiến tới, đầu tư cho lắp đặt 100% tivi, Internet cho các phòng học từ mầm non đến THCS.

100% các trường sử dụng hiệu quả hệ thống quản lý nhà trường, triển khai sử dụng triệt để học bạ và sổ điểm điện tử; 100% các trường sử dụng chữ ký số do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp để số hóa các loại văn bản, hồ sơ của nhà trường; là đơn vị đi đầu trong việc triển khai kế hoạch dạy học (giáo án) không phải in ấn, qua đó giúp giảm tối đa chi phí và thời gian in ấn giáo án cho giáo viên.

Ngành cũng thường xuyên tổ chức các sân chơi để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên, học sinh như: Tổ chức lập trình ứng dụng dạy học ngôn ngữ Scracth, lập trình điều khiển robot… Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và xã hội về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong ngành Giáo dục. Thường xuyên tốt chức khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc ứng dụng CNTT.

Trưởng Phòng GD Trung học, Sở GD&ĐT Nghệ An - ông Nguyễn Tiến Dũng mong muốn: Bộ sớm có quy định pháp lý chung về hồ sơ điện tử để đồng bộ trên cả nước. Ví dụ khi học sinh chuyển trường từ tỉnh này sang tỉnh khác, hoặc đi du học cũng có sự thống nhất về dữ liệu học tập.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/quan-tri-so-trong-truong-hoc-chuyen-dong-dong-bo-dYlb3t87R.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/quan-tri-so-trong-truong-hoc-chuyen-dong-dong-bo-dYlb3t87R.html
Bài liên quan
Ngày Nhà giáo Việt Nam: Những người 'đưa đò' cần mẫn, không ngại khó khăn
Chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), tối 18/11, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quản trị số trong trường học: Chuyển động đồng bộ