Hoang mang trước cuộc gọi bất ngờ, ông N đã làm theo. Khi chắc chắn ông N đã “yên vị” trong nhà nghỉ, vị “cán bộ Công an” hướng dẫn ông N. tải ứng dụng Viber trên điện thoại mới, gọi video cố ý để ông N. thấy được hình ảnh của một số người đang mặc quần áo Công an và Viện kiểm sát đang làm việc.
Sau cuộc nói chuyện kéo dài hơn 2 tiếng, vị “cán bộ Công an” yêu cầu ông N cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Ông N trình bày mình đang có gần 450 triệu đồng đang gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Lập tức, đối tượng yêu cầu ông N phải rút toàn bộ số tiền tiết kiệm, lập một tài khoản ngân hàng mới rồi gửi tiền và cung cấp mã OTP.
Vì ở quá lâu trong nhà nghỉ và bị “thao túng tâm lý”, khoảng 14h cùng ngày, ông N cầm theo sổ tiết kiệm đi đến ngân hàng để rút tiền. Tuy nhiên, trên đường đi, ông N đã bình tĩnh lại và vào Công an huyện Gia Lộc trình báo. Quá trình làm việc, cán bộ Công an huyện Gia Lộc đã tuyên truyền, giải thích cho ông N về các hình thức lừa đảo hiện hành, đề nghị ông không thực hiện giao dịch chuyển tiền. Ông N sau đó đã trở về nhà và không thực hiện việc chuyển tiền.
Qua vụ việc nêu trên, Công an tỉnh một lần nữa khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao, không chuyển tiền và cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại tránh mắc "bẫy" của đối tượng xấu. Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương và tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.