(Ảnh minh họa).
Say nắng thường xảy ra vào giữa trưa khi trời nắng nóng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại, kết hợp với tình trạng làm việc dưới trời nắng nóng, độ ẩm cao, không khí lưu thông kém.
Các dấu hiệu nhẹ của say nắng là nhịp tim, thở nhanh, đỏ da, có thể vã mồ hôi, kèm hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Biểu hiện nặng là tụt huyết áp, rối loạn chức năng thần kinh bao gồm thay đổi tri giác, kích động, mê sảng, lú lẫn, co giật và hôn mê. Trường hợp co giật như người đàn ông trên là hiếm gặp.
Bác sĩ khuyến cáo người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng nên bố trí thời gian lao động vào những lúc trời mát mẻ như vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên ở trong tiết trời nóng bức quá lâu, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Định kỳ sau khoảng 45 phút đến một giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong 15-20 phút.
Cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt, say nắng
Khi phát hiện nạn nhân bị sốc nhiệt hoặc say nắng việc cần làm đầu tiên là phải sơ cứu bệnh nhân.
Cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, đưa vào khu vực mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt, lau khăn ẩm nước mát toàn thân.
Nếu bệnh nhân tỉnh cho uống nước mát để bù nước, cố gắng hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống, nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc bố trí phương tiện phù hợp để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ có thể khám, đánh giá toàn trạng bệnh nhân, hạ sốt, truyền dịch..