Với quy định này, sinh viên vẫn phải hoàn thành chương trình học, nhưng có thể sắp xếp thời gian học linh hoạt. Chính vì vậy, nhiều sinh viên đã chểnh mảng trong những học kỳ đầu và dồn hết số môn học còn nợ, còn thiếu trong các kỳ học cuối cùng.
Phó Hiệu trưởng Quester đánh giá hành vi học tập trên sẽ khiến nhiều sinh viên phải trả giá đắt, thậm chí đánh đổi bằng những khoản tiền khổng lồ. “Sinh viên mong muốn được đi làm và trải nghiệm thực tế là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng nếu không sắp xếp thời gian hợp lý, các em chỉ thu về những khoản nợ như nợ môn, nợ học phí...”, bà Quester nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với GS Quester, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Wollongong, bà Patricia Davidson, cho biết trường đã tiến hành khảo sát sinh viên ngành Điều dưỡng trong năm 2022.
Kết quả cho thấy, nếu sinh viên ở Australia làm thêm quá nhiều giờ, dù là lâm sàng nâng cao kỹ năng, điểm số của các em cũng bị ảnh hưởng. Vấn đề càng phổ biến trong bối cảnh lạm phát khiến nhiều sinh viên không đủ tiền mua xăng hay nhu yếu phẩm và phải tăng thời gian làm thêm.
Ngoài ra, sau dịch Covid-19, nhiều sinh viên ở Australia lựa chọn làm thêm thay vì đi học để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Khi các em còn bận rộn với việc kiếm tiền, sẽ rất khó thuyết phục các em trở lại trường học.
Trước tình hình trên, các chuyên gia giáo dục kêu gọi các trường đại học Australia, chính quyền địa phương tăng cường hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là sinh viên quốc tế, mở rộng dịch vụ hỗ trợ, học bổng... Giảng viên cải thiện, xây dựng chương trình đào tạo hấp dẫn, thu hút sinh viên và tích cực nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục.