Nhóm sinh viên K63AE của Viện Hàng không Vũ trụ vừa thực hiện đề tài 'Nghiên cứu thiết kế, chế tạo drone mang vật phẩm 1kg hạ cánh tự động'.

Tối ưu thuật toán để drone nhẹ nhất có thể

Quang Đạt cho biết, sản phẩm mà nhóm nghiên cứu thực hiện đáp ứng những tiêu chí về giá thành rẻ, nguyên vật liệu phổ biến và dễ dàng vận hành cho người sử dụng. Đó là điểm vượt trội mà các thành viên tham gia nghiên cứu, chế tạo hướng tới. Trong tương lai, thiết bị có thể ứng dụng để giao hàng nhanh, vận chuyển thiết bị cấp cứu khẩn cấp ở những vùng khó khăn, cứu trợ lương thực cho người dân vùng thiên tai, bão lũ, sạt lở đất.

Theo nhóm nghiên cứu, với bài toán kết cấu, từ kết quả của hệ thống phân tích Static Structure (ANSYS), nhóm nghiên cứu đề xuất quy trình tính toán tối ưu khung drone, giúp khung nhẹ hơn so với mẫu ban đầu 16%, khả năng chịu lực phân bổ đồng đều, không xuất hiện ứng suất cục bộ.

Quy trình lắp ráp, tích hợp, kiểm thử (AIT) được tuân thủ nghiêm ngặt để xây dựng thành công mẫu drone mang tối đa 1kg vật nặng, tầm bay 3km với độ sai số 0,1mm trần bay dưới 50m, tốc độ dịch chuyển lớn nhất 8m/s.

Ở bài toán điều khiển, nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công thuật toán điều khiển hạ cánh tự động trên các mặt phẳng có độ cao khác nhau. Với kết quả đạt được, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tập trung đánh giá tính ổn định trong quá trình hoạt động của mẫu drone này để có thể áp dụng được kết quả nghiên cứu vào thực tế.

TS Nguyễn Hoàng Quân đã động viên nhóm tham gia hội nghị khoa học sinh viên cấp Viện. Hy vọng thành công này sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới, tăng được sức vận chuyển và rút ngắn được thời gian.

Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo drone mang vật phẩm 1kg hạ cánh tự động” được nhóm nghiên cứu trong vòng 2 năm. Quá trình nghiên cứu này giúp nhóm thu nhận thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm mới về máy bay không người lái, đặc biệt là quy trình phát triển drone.

Với vốn kinh nghiệm tích lũy được khi nghiên cứu, chế tạo trước đó nên khi bắt tay vào nghiên cứu drone giao hàng, mọi công việc diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn rất nhiều.

Trong thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục đầu tư vào các trang thiết bị, linh kiện, khắc phục một số tồn tại và cố gắng để đưa ra sản phẩm có tính hoàn thiện cao nhất. Từ những nghiên cứu này có thể hình thành nên những nhóm sinh viên sáng tạo, cho ra đời những sản phẩm công nghệ phục vụ nhu cầu thiết thân của cuộc sống.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-lam-may-bay-khong-nguoi-lai-post625870.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-lam-may-bay-khong-nguoi-lai-post625870.html
Bài liên quan
Dùng thiết bị bay không người lái giám sát sinh thái ven biển
Để quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hiệu quả cần phải có các công cụ quan trắc, đánh giá nhanh và chính xác hiện trạng và biến động môi trường nước vùng ven bờ, giảm thiểu các chi phí.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên làm máy bay không người lái