Dùng thiết bị bay không người lái giám sát sinh thái ven biển

Chi Nhật | 25/04/2022, 06:29
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển hiệu quả cần phải có các công cụ quan trắc, đánh giá nhanh và chính xác hiện trạng và biến động môi trường nước vùng ven bờ, giảm thiểu các chi phí.

Cảm biến tránh va chạm phía dưới bụng củaPhantom 4 Pro sẽ tự đánh giá bề mặt và điều kiện hạ cánh ở khu vực phía dưới. Trong trường hợp phía dưới là mặt nước, nơi gồ ghề, cành cây… máy sẽ tự treo trên không đợi lệnh của người dùng nên việc va chạm hoặc mất tín hiệu bay là điều rất khó.

Phantom 4 Multispectral có độ chính xác cao, có khả năng thực hiện các chức năng chụp ảnh đa mặt. Hệ thống hình ảnh bao gồm sáu máy ảnh với cảm biến CMOS 1/2,9 inch, có khả năng chụp cả hình ảnh màu và dải hẹp.

Truyền hình ảnh HD OCUSYNCTM được tích hợp trong cả máy bay và bộ điều khiển từ xa đảm bảo đường truyền ổn định. Máy bay được tích hợp DJI OnboardD-RTKTM, cung cấp dữ liệu chính xác cho độ chính xác định vị từng centimet.

Hỗ trợ giám sát sự cố môi trường

Việc sử dụng hai loại thiết bị này cho thấy máy ảnh đa phổ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong việc đánh giá hiện trạng hệ sinh thái biển đặc biệt là hệ sinh thái dưới nước. Chất lượng ảnh chụp đáp ứng được yêu cầu về độ phân giải trong việc xây dựng bản đồ tỉ lệ 1:5.000.

Cũng theo TS Thảo, sau 2 năm triển khai thực hiện, đề tài đã hoàn thành các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra trong thuyết minh. Cụ thể, đã tiến hành 4 chuyến thực địa và thu 4 cảnh ảnh đa phổ tầm thấp tại khu vực Bàng La, quận Đồ Sơn và vùng nước nông đảo Bạch Long Vỹ; hoàn thành 16 báo cáo chuyên đề; xây dựng khóa giải đoán ảnh cho UAV; xây dựng quy trình sử dụng UAV dân dụng cỡ nhỏ với máy ảnh độ phân giải cao để đánh giá hiện trạng hệ sinh thái vùng ven biển Hải Phòng; hoàn thiện 2 bản đồ hiện trạng phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn và san hô tỷ lệ 1:5.000 từ kết quả xử lý ảnh đa phổ tầm thấp.

Hiệu quả sử dụng ảnh đa phổ tầng thấp từ kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại phục vụ đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái ven bờ cao hơn nhiều so với phương pháp truyền thống và xử lý ảnh tầng cao từ vệ tinh như: Chi phí ít hơn; chủ động về mặt thời gian và không gian; cho kết quả nhanh và độ chính xác rất cao. Tuy nhiên, điểm yếu của phương pháp này là diện tích của một cảnh ảnh là khá nhỏ với quy mô khoảng 50 ha.

Theo TS Nguyễn Văn Thảo, những nghiên cứu bước đầu về hai đối tượng cụ thể là rừng ngập mặn Bàng La và rạn san hô Bạch Long Vỹ. Mặc dù kết quả rất khả quan trong ứng dụng xây dựng bản đồ hiện trạng hệ sinh thái ven biển nhưng còn nhiều hạn chế về thiết bị (số điểm ảnh chụp, pin, thời tiết...) và kỹ thuật xử lý ảnh còn phức tạp. Do vậy cần tiếp tục ứng dụng quy trình trong thực tế và ở nhiều hệ sinh thái khác nhau để hoàn thiện được quy trình.

Trong thời gian tới, quy trình sử dụng UAV dân dụng cỡ nhỏ chụp ảnh tầm thấp để đánh giá hiện trạng hệ sinh thái ven bờ, đảo ở Hải Phòng có thể được sử dụng trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường như hỗ trợ giám sát các sự cố môi trường (tràn dầu, hóa chất, cháy, nổ), quản lý đất đai, công trình giao thông…

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/dung-thiet-bi-bay-khong-nguoi-lai-giam-sat-sinh-thai-ven-bien-Pwukqe87g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/dung-thiet-bi-bay-khong-nguoi-lai-giam-sat-sinh-thai-ven-bien-Pwukqe87g.html
Bài liên quan
Sinh viên RMIT dành chiến thắng tại cuộc thi Young Lions lần thứ 3 liên tiếp
(GDTĐ) - Đại học RMIT Việt Nam nhận giải “Đại học có nhiều đội thắng giải nhất” năm thứ 3 liên tiếp tại cuộc thi Vietnam Young Lions 2022.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dùng thiết bị bay không người lái giám sát sinh thái ven biển