Số ca mắc tay chân miệng ở Hà Nội tăng gấp đôi sau 1 tuần, bệnh có 2 biến chứng thường gặp

03/10/2023, 09:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong tuần (từ ngày 22 đến 29-9), Hà Nội có 141 ca mắc tay chân miệng và 3 ổ dịch.

Phát ban không ngứa xuất hiện trong 1-2 ngày với các tổn thương màu đỏ phẳng hoặc gồ lên, một số kèm theo bọng nước. Phát ban thường tập trung nhiều trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện ở mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục.

Bệnh nhi cũng có thể không có triệu chứng điển hình hoặc có thể chỉ bị phát ban hoặc loét miệng.

Bệnh nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà

Khi trẻ có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. Người chăm trẻ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi Tay Chân Miệng, cách phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. Ưu điểm của chăm sóc tại nhà là trẻ được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường xung quanh sạch sẽ và đặc biệt là giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.

Bệnh nặng, cần nhập viện điều trị

Bệnh được đánh giá là nặng khi có các biểu hiện sau:

- Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt

-Mệt mỏi, không chơi, bỏ ăn, ngủ nhiều, lơ mơ,…

- Giật mình nhiều (>= 2 lần trong 30 phút)

- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay, chân

- Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè….

- Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/so-ca-mac-tay-chan-mieng-o-ha-noi-tang-gap-doi-sau-1-tuan-benh-co-2-bien-chung-thuong-gap-c62a1506762.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/so-ca-mac-tay-chan-mieng-o-ha-noi-tang-gap-doi-sau-1-tuan-benh-co-2-bien-chung-thuong-gap-c62a1506762.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Số ca mắc tay chân miệng ở Hà Nội tăng gấp đôi sau 1 tuần, bệnh có 2 biến chứng thường gặp