Ông Nguyễn Minh Nhật - đại diện tổ chức UNICEF Việt Nam, cho rằng: Hội nghị rất quan trọng bởi thông tin ở giai đoạn này sẽ làm cơ sở cho triển khai ở giai đoạn tiếp theo; Đồng thời đánh giá cao các đối tác Trung ương và địa phương, trong thời gian rất ngắn, gấp rút nhưng hoàn thành khối lượng công việc lớn; có cam kết cao và đóng góp cho ngành...
Trẻ đáp ứng ra sao với khung kết quả mong đợi trong Chương trình GDMN mới. |
Thực tế thử nghiệm đã chỉ ra: Năng lực của đội ngũ, giáo viên, cơ sở hạ tầng, hướng dẫn chưa rõ, nhất là các vấn đề mới. Các báo cáo hầu như chưa chỉ ra và phân tích sâu sắc nguyên nhân cụ thể do Chương trình mới hay thiếu thời gian, thiếu chính sách...
Ban biên soạn cần phản hồi về nguyên nhân cốt lõi để có cơ sở cho điều chỉnh ở giai đoạn 2. Khi chưa được chỉ rõ sẽ rất khó để điều chỉnh. Đây là câu hỏi cần được giải quyết thấu đáo.
Mặc dù đánh giá cao sự phối hợp giữa các bên, đặc biệt là các trường đại học, tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng cần làm rõ và phát huy hiệu quả của sự phối hợp hơn nữa. Thử nghiệm cần nhắc việc, chuyển quyền xuống cho địa phương.... Đã có bức tranh đầy đủ, tự tin với kết quả ở giai đoạn 1 để chuyển sang giai đoạn 2, các đơn vị giám sát ở Trung ương cần tiếp tục phối hợp với địa phương để giúp ban soạn thảo chỉnh sửa hoàn thiện theo yêu cầu.
Mục đích thử nghiệm Chương trình GDMN mới nhằm thu thập các thông tin làm căn cứ cho việc xây dựng, hoàn thiện Chương trình GDMN mới. Cụ thể về: Trẻ em Nhà trẻ, Mẫu giáo đáp ứng như thế nào với Khung kết quả mong đợi trong Chương trình GDMN mới; Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đáp ứng ra sao với yêu cầu thực hiện 1 số điểm mới của Chương trình GDMN; Những nội dung nào của Chương trình GDMN mới cần sửa đổi, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn GDMN trong giai đoạn sắp tới.