Sổ tay văn hoá pháp luật của những nhà giáo trẻ

Tùng Bách | 30/09/2021, 19:39
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Nhóm thầy giáo trẻ Nguyễn Hữu Quyết – giáo viên trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (HN) cùng cộng sự đã nghiên cứu cho ra đời “Sổ tay Văn hóa Pháp luật”.

Để học Luật không khô khan

Công trình nghiên cứu này của nhóm tác giả: Nguyễn Hữu Quyết - Hà Thị Huyền - Nguyễn Anh Tuấn - Nguyễn Văn Thanh - Kiều Thanh Thịnh.

Tốt nghiệp thủ khoa Đại học ngành Giáo dục công dân chỉ mất 3,5 năm, Nguyễn Hữu Quyết về tham gia giảng dạy tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. 

Qua nghiên cứu, thầy giáo Nguyễn Hữu Quyết nhận thấy, tình hình người trẻ vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. Đáng nói, các lỗi vi phạm này ngày càng manh động, hành vi bạo lực học đường xảy ra ở nhiều nơi.

q1.jpg
Thầy Quyết tốt nghiệp thủ khoa ngành GDCD của trường Đại học Sư phạm HN.

Hiện trạng chưa nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đua xe,… khi tham gia giao thông… còn nhiều. Ngoài ra còn phải kể đến việc chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội cũng ngày một tăng.

Nhiều học sinh do “thiếu hiểu biết về pháp luật”, “chưa được giáo dục”, “không biết đó là hành vi vi phạm” hay “đó là thú vui của chúng em mà em không biết hậu quả” đã vô tình phạm pháp. Cuối cùng là lời xin lỗi, ân hận và tương lai phía trước mờ mịt.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 21 trường phổ thông và Đại học Sư phạm Hà Nội trên địa bàn Thành phố Hà Nội bằng các phương pháp khác nhau.

q2.jpg
thầy giáo Nguyễn Hữu Quyết 

Kết quả cho thấy, nhiều người đánh giá các nội dung pháp luật khô khan, trừu tượng, khó hiểu. Phần lớn trong số đó là chưa được tiếp cận với Sổ tay pháp luật. Một số cũng nêu quan điểm, nếu sổ tay pháp luật gắn với thực tiễn qua hình ảnh sẽ tạo được hứng thú hơn.

“Với nhiều con số khác sau khi khảo sát, chúng tôi cho rằng, cần thiết cho ra đời Sổ tay Văn hóa Pháp luật” – Nguyễn Hữu Quyết - trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ.

q4.jpg
Trang bìa cuốn Sổ tay

Đem sổ tay đến gần trẻ vùng khó

Theo thầy giáo trẻ này, mục đích của Sổ tay Văn hóa Pháp luật là để thay đổi nhận thức, hành động, tạo hứng thú cho người học, tránh tình trạng khô khan, khó hiểu trong học luật. Đồng thời, giảm hiện trạng vi phạm pháp luật ở giới trẻ, tạo chuyển biến trong nhận thức tuân thủ và chấp hành pháp luật.

Sổ tay còn mong muốn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục trong tình hình mới. Nhất là với những người yếu thế hoặc trẻ em vùng sâu, vùng xa.

“Đây là công trình nghiên cứu và thực nghiệm với sự góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng – Thanh Xuân, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Văn hóa Hà Nội và ĐH KHXH và NV, ĐHQG Hà Nội” – Thầy giáo Nguyễn Hữu Quyết nhấn mạnh.

q3.jpg

Theo đó, Sổ tay Văn hóa Pháp luật được chia thành 18 chủ đề, hàm chứa những nội dung ngắn gọn, tranh ảnh minh họa. Sổ tay được liên kết, trang bị với sách điện tử mã phản hồi nhanh - QR code là những bài giảng, clip tuyên truyền pháp luật trên các trang thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước.

Theo nhóm nghiên cứu, ưu điểm của sổ tay được viết ngắn gọn, dễ hiểu, minh họa sinh động. Đây cũng có thể là tài liệu bổ ích cho việc học tập môn Giáo dục công dân, ôn luyện tốt nghiệp THPT Quốc gia đạt kết quả cao.

Đây cũng là công trình nghiên cứu dự thi chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục”. Chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

“Do tình hình dịch bệnh Covid 19 phức tạp nên nhóm tác giả chưa thể ghi hình các bài giảng mẫu được. Vì vậy, nhóm đã dùng các clip chính thống để minh họa. Nếu được Hội đồng thông qua, tình hình dịch bệnh ổn định, nhóm sẽ tiếp tục hoàn thiện sáng kiến và sẽ chuyển giao sổ tay đến các trường phổ thông trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, nhóm sẽ tặng Sổ tay cho các em học sinh ở vùng có hoàn cảnh khó khăn” – thầy Quyết nhấn mạnh.

Bài liên quan
Hà Nội đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trước kế hoạch
(GDTĐ) - Hà Nội là một trong 6 tỉnh, thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2013. Như vậy, Hà Nội đã về đích trước 1 năm so với kế hoạch của thành phố và trước 2 năm so với toàn quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sổ tay văn hoá pháp luật của những nhà giáo trẻ