“Điều này rất bất tiện, nhà quê đôi khi đi làm về chưa kịp rửa chân tay đã phải chạy chân đất lên tầng hứng sóng khiến nhiều người bực mình. Sóng điện thoại chập chờn đồng nghĩa với việc vào mạng internet khó khăn. Các cháu học sinh gặp rất nhiều phiền phức trong việc học trực tuyến”, anh Công nói.
Theo anh Nguyễn Văn Nguyên (thôn Nại Châu), mấy người ngồi uống nước ngoài sân nhưng có khi bấm điện thoại cho nhau còn không liên lạc được. Nhà có 2 con nhỏ học trực tuyến, mặc dù đã lắp wifi nhưng mỗi lúc wifi có vấn đề hoặc mất điện thì việc học tập của các con bằng điện thoại dường như không thể tiếp tục. Nếu muốn học các cháu phải tìm chỗ hứng sóng.
“Năm nay dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên dự kiến Tết này sẽ hạn chế đi lại. Anh em có chúc Tết thì chủ yếu là gọi điện, nhắn tin cho nhau. Nếu sóng điện thoại vẫn cứ chập chờn kiểu này thì chưa chắc tôi dám gọi điện để chúc bạn bè, người thân ở những ngày đầu năm”- Anh Nguyên cho biết thêm.
Thực trạng sóng điện thoại di động “chập chờn” xảy ra tại một số điểm của xã Chu Phan đã diễn ra trong thời gian dài. Việc này ít nhiều ảnh hưởng đến người dân và việc học của các em nhỏ. Hy vọng, nhà mạng Viettel sớm khắc phục để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và hạn chế những bất tiện trong cuộc sống của người dân.