Bất luận thế nào, bao trùm trong cuộc cải tổ nội các của ông Sunak vẫn là sự trở lại của ông Cameron. Các nguồn tin cho biết sự trở lại này đã được tạo điều kiện bởi cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ William Hague, đi kèm với hành trang là vai trò lãnh đạo chiến dịch giữ nước Anh ở lại EU của ông, cũng như cách mà phái ủng hộ Brexit trong đảng Bảo thủ sẽ nhìn nhận ông như thế nào. Vai trò của ông với tư cách là người kiến tạo nên chính sách thắt lưng buộc bụng, khiến nhiều dịch vụ công của Anh bị tê liệt và hệ thống phúc lợi suy giảm, cũng có khả năng phải đối mặt với sự giám sát mới.
Các đồng minh cho biết ông Cameron dự kiến sẽ phải đối mặt với những lời chỉ trích về các giao dịch kinh doanh với Trung Quốc kể từ khi rời chính phủ, cũng như quan điểm của ông về hợp tác Anh-Trung, vốn đã trải qua “kỷ nguyên vàng” trong thời gian cầm quyền của ông, điều mà ông Sunak mô tả là “ngây thơ” vào năm ngoái, sau khi căng thẳng gia tăng với Bắc Kinh.
Ông sẽ ngay lập tức phải đối mặt với những câu hỏi về vai trò của mình trong vụ bê bối 2 năm trước, khi đó ông đã vận động các bộ trưởng chính phủ cung cấp tài chính cho công ty dịch vụ tài chính Greensill. Ông nói: “Theo như tôi được biết, tất cả đều đã được xử lý trong quá khứ”.
Với vị trí mới trong nội các, ông Cameron sẽ là cựu Thủ tướng Anh đầu tiên trở lại nội các kể từ thời ông Alec Douglas-Home vào những năm 1970. Ông cũng là người ủng hộ mạnh mẽ việc Vương quốc Anh duy trì cam kết chi 0,7% GDP cho viện trợ quốc tế, một cam kết đã bị Thủ tướng Sunak hủy bỏ.
Quyết định đưa ông Cameron trở lại có thể khiến cánh hữu của đảng Bảo thủ tức giận, nhưng lại làm hài lòng những người Bảo thủ ôn hòa, những người đã thất vọng trước những lời lẽ hùng hổ của bà Braverman về các vấn đề như nhập cư, chính sách và tình trạng vô gia cư. Bà Braverman bị Thủ tướng Sunak sa thải hôm 13/11 sau bài báo kích động của bà trên tờ The Times của Anh vào tuần trước về việc kiểm soát các cuộc biểu tình.
Trong một tuyên bố ngắn gọn, bà cựu Bộ trưởng Nội vụ cảnh báo sẽ “có nhiều điều để nói vào thời điểm thích hợp”. Còn với các đồng minh của bà ám chỉ rằng bà sẽ tung ra một bài báo khác đáng sợ hơn. Trong khi đó, phe cánh hữu trong đảng Bảo thủ đã họp vào tối 13/11 và nghị sĩ Andrea Jenkyns đã công bố một lá thư chính thức bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Sunak. Bà viết: “Đủ rồi. Đã đến lúc Rishi Sunak phải ra đi và thay thế anh ta bằng một lãnh đạo đảng Bảo thủ đích thực”.
Bà Braverman đang có tham vọng sẽ ra cạnh tranh quyền lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh trong tương lai, với sự hỗ trợ của các thành viên của nhóm Common Sense cánh hữu, nếu đảng Bảo thủ thua trong cuộc bầu cử sắp tới. Các đồng minh của ông Sunak bác bỏ triển vọng tổ chức bất kỳ cuộc tranh cử nào trong ngày bỏ phiếu.
Bà cựu Bộ trưởng Nội vụ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực thực hiện cam kết của ông Sunak về việc ngăn chặn các chuyến thuyền nhỏ băng qua eo biển Manche và các chuyến bay trục xuất người tị nạn đến Rwanda. Hôm 15/11, Tòa án Tối cao Anh đã ra phán quyết chỉ trích toàn diện kế hoạch trục xuất này, khiến ông Sunak đang gặp nhiều khó khăn trong triển khai kế hoạch.